vĐồng tin tức tài chính 365

Chuyên gia: Cần tiêm đúng lịch mũi 2 và mũi tăng cường với người tiêm Sinopharm

2021-09-04 17:41

Trong tình hình biến chủng Delta đang lan tràn, nguy cơ tử vong do COVID-19 hiển hiện trước mắt mọi người, thêm mỗi liều vaccine là thêm cơ hội bảo vệ tính mạng người dân. Vì vậy, nỗ lực của ngành y tế TP.HCM có được 5 triệu liều vaccine Vero-cell (Sinopharm), một loại vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt, đã đem đến thêm hi vọng cho những người tham gia công tác phòng chống dịch.

Hôm 2-9, trên tạp chí NEJM đã công bố báo cáo nghiên cứu của nhóm tác giả Alejandro Jara và cộng sự về hiệu lực của vaccine bất hoạt do Trung quốc sản xuất trên người dân Chi-lê. Kết quả từ nghiên cứu này giúp cho các nhà khoa học Việt Nam củng cố niềm tin khi tư vấn cho lãnh đạo y tế TP về hiệu quả của việc triển khai tiêm vaccine Sinopharm cho người dân để khống chế dịch bệnh. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu cũng nhắc nhở lãnh đạo thành phố tiếp tục quan tâm đến những người được tiêm vaccine Sinopharm để đạt hiệu quả kiểm soát dịch tốt nhất.

Do cơ chế tác dụng, vaccine bất hoạt được xem là có tính an toàn tốt hơn, nhưng hiệu lực kém hơn so với các vaccine sử dụng công nghệ mới. Nghiên cứu ở Chi-lê đã đưa ra số liệu chứng minh cho nhận định nói trên. Hiệu lực vaccine để phòng ngừa COVID-19 sau khi tiêm đủ 2 mũi vaccine bất hoạt là 66% (thấp hơn so với hiệu lực của vaccine mRNA).

Tuy nhiên, hiệu lực của vaccine này trong bảo vệ không bị tử vong là 86%. Có nghĩa là nếu người dân đều được tiêm hai liều vaccine bất hoạt thì sẽ giảm ít nhất là 86% số tử vong so với nhóm người không tiêm. Con số này hơi thấp hơn so với khả năng bảo vệ của vaccine công nghệ mới (khoảng 92%-95%) nhưng được xem là rất tốt để bảo vệ người dân. Vì vậy, chúng ta có thể tin tưởng, việc triển khai tiêm chủng vaccine Sinopharm sẽ góp phần vào con số giảm tử vong ở TP trong thời gian sắp tới.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này cũng nhắc nhở lãnh đạo y tế TP cần quan tâm đến nhóm tiêm vaccine Sinopharm hơn nhóm được tiêm các vaccine công nghệ mới. Đó là phải đảm bảo tiêm mũi 2 đúng thời gian và phải lên kế hoạch có mũi tiêm tăng cường (mũi 3) với một loại vaccine khác để có hiệu quả chống dịch lâu dài.

Với các vaccine công nghệ mới, hiệu lực bảo vệ không bị tử vong xuất hiện rất sớm sau mũi 1 và cao gần bằng hiệu lực bảo vệ sau khi tiêm đủ 2 mũi. Vì vậy khi người được tiêm mũi 1 vaccine Pfizer, Moderna hay AZ thì việc trì hoãn tiêm mũi hai đến 12 tuần không ảnh hưởng nhiều đến hiệu lực vaccine. Tuy nhiên, với vaccine bất hoạt, tiêm một mũi chỉ có hiệu lực bảo vệ khỏi tử vong bằng 1/2 so với tiêm đủ 2 mũi (46% so với 86%). Vì vậy việc tiêm mũi 2 của Sinopharm đúng lịch là cực kì quan trọng.

Ngoài nghiên cứu này, một số nghiên cứu khác cũng cho thấy người được tiêm vaccine bất hoạt có tỉ lệ giảm kháng thể khá nhanh. Vì vậy, cần có mũi tiêm tăng cường bằng vaccine công nghệ mới cho những người tiêm vaccine Sinopharm, khi chúng ta có được thêm nguồn vaccine.

(*) PGS-TS Đỗ Văn Dũng hiện là Trưởng Khoa y tế công cộng, ĐH Y Dược TP.HCM.

Xem thêm: lmth.5713101-mrahponis-meit-iougn-iov-gnouc-gnat-ium-av-2-ium-hcil-gnud-meit-nac-aig-neyuhc/eohk-cus/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chuyên gia: Cần tiêm đúng lịch mũi 2 và mũi tăng cường với người tiêm Sinopharm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools