vĐồng tin tức tài chính 365

Người Việt làm chủ dự án bảo tồn

2021-09-05 09:44
Người Việt làm chủ dự án bảo tồn - Ảnh 1.

Nguyễn Văn Thái - chủ nhân của giải thưởng Goldman Environmental Prize, với 20 năm cứu hộ tê tê và các loài động vật hoang dã

Bây giờ, nhiều người Việt đã đủ khả năng làm chủ những dự án bảo tồn của riêng mình. 

Tôi tự hỏi tại sao chưa có nhiều người Việt thể hiện được vai trò lãnh đạo của mình trong công tác bảo tồn ở Việt Nam. Tại sao chúng ta phải dựa vào nguồn lực nước ngoài mà không tự đứng lên lôi kéo nhau cùng làm và đưa ra các cách tiếp cận phù hợp? Điều đó thôi thúc tôi thành lập Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam.

Nguyễn Văn Thái - người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam

 Bảo vệ thú rừng

Tháng 6-2021, anh Nguyễn Văn Thái - 39 tuổi, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam - là một trong sáu người trên thế giới được trao giải thưởng Goldman Environmental Prize - giải thưởng về môi trường lớn nhất thế giới, tôn vinh những cá nhân có nhiều nỗ lực đóng góp cho hoạt động môi trường.

Giải thưởng kèm khoản tiền trị giá 200.000 USD, tương đương 4,6 tỉ đồng. Trước đó, anh Thái cũng nhận được giải thưởng quốc tế Future for Nature trị giá 50.000 euro. Tổng trị giá hai giải thưởng hơn 6 tỉ đồng đều được anh dùng cho công tác bảo tồn động vật hoang dã.

Trước khi đứng ra thành lập Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam năm 2014 bằng tiền tiết kiệm tích lũy sau hai năm du học ở Úc, anh Thái đã có 9 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo tồn ở Vườn quốc gia Cúc Phương. 

Anh cho biết khi đó và hiện nay, ước mơ của anh là thành lập một tổ chức bảo tồn của người Việt, cùng các cơ quan chuyên môn đưa ra những giải pháp bền vững và lâu dài.

Xung quanh Vườn quốc gia Cúc Phương, trung tâm có các chương trình để 15.000 học sinh ở khu vực vùng đệm trải nghiệm thiên nhiên. Vận động và thuyết phục 1.119 người dân vùng đệm ký cam kết không ăn, không sử dụng, không săn bắt và buôn bán động vật hoang dã. 

Nhân viên của trung tâm và đại diện cơ quan kiểm lâm về tận các xã tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nói rõ các mức xử lý khi săn bắt từng loại thú rừng cho người dân, trong đó có cả người làm nghề rừng.

Mặc dù đã có những trường hợp người săn bắt động vật hoang dã bị xử tù, nhưng công việc của trung tâm không phải để đẩy người dân vào vòng lao lý mà để họ hiểu và tôn trọng pháp luật và hành động để bỏ nghề săn bắt. Tin tưởng trung tâm, người dân trở thành tai mắt cho tổ chức, có vụ săn bắt trộm là họ liên hệ để tố cáo.

Nhiều video do các thành viên của đội chuyên trách bảo vệ rừng quay giữa rừng về các động vật bị mắc bẫy thu hút đến 2-3 triệu lượt xem trên trang Facebook “Cùng tôi bảo vệ rừng Pù Mát”. Qua những video này, trung tâm gửi đi thông điệp “ăn một con, nhưng người ăn thịt động vật rừng đã gián tiếp giết nghìn con vật khác”.

Hiện nay hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giết mổ, quảng cáo động vật hoang dã đã bị cấm nhưng sử dụng động vật hoang dã lại không bị cấm. Rất nhiều người được mời, được biếu… vẫn cho là mình vô can. Thời gian tới, anh Thái và trung tâm sẽ vận động cơ quan chức năng để thông qua các hình phạt, chế tài nhằm giảm nhu cầu sử dụng, bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam hiệu quả hơn.

Sasa được tổ chức như một gia đình. Chúng tôi làm việc cùng nhau ngoài biển, không đi sâu vào đời sống cá nhân của nhau. Chúng tôi không có nhu cầu nổi tiếng, ban ngày dưới biển, tối về nhà. Chúng tôi chọn cách sống tiết kiệm, giản dị, giảm thiểu nhu cầu vật chất để dành dụm tiền nuôi dưỡng san hô, sinh vật biển.

Lê Chiến - người sáng lập Trung tâm Cứu hộ sinh vật biển Sasa

Những nông dân của biển

Cuối tháng 6-2018, Lê Chiến (37 tuổi) tham gia cứu hộ một chú cá heo, đặt tên là Sasa, bị thương gần bãi biển Đà Nẵng. Suốt đêm 29 và rạng sáng 30-6-2018, họ nâng Sasa trên mặt nước để chú ổn định nhịp thở, thăng bằng và trấn an. 

Dù dành cho Sasa những nỗ lực tốt nhất, chú cá heo chỉ sống được thêm vài ngày. Sự việc đáng buồn này giúp Chiến nhận ra Việt Nam cần có công tác cứu hộ sinh vật biển hiệu quả.

Tháng 7-2018, Chiến quyết định thành lập Trung tâm Cứu hộ sinh vật biển Sasa ở Đà Nẵngvới mục tiêu giải cứu các sinh vật biển, hồi sinh các rạn san hô bị hư hại tại bờ biển miền Trung, khắc phục các thiệt hại con người đã gây ra. Đến nay, công việc này đã lấy toàn bộ thời gian của cả đội.

Trường hợp cứu hộ và chăm sóc y tế lâu nhất là cho một cá thể rùa biển trong 6 tháng với tổng chi phí 360 triệu đồng. Tái tạo một nhành san hô gãy hết 200.000 đồng, một chai keo dán san hô cỡ 1 lon bia giá 2,5 triệu đồng. Từ năm 2018 đến nay, Chiến và các thành viên của Trung tâm Cứu hộ sinh vật biển Sasa (Sasa Team) đã bỏ nhiều tỉ đồng vào đại dương.

Nhiều người hỏi “Tiền đâu?”, nhưng tiền không phải là vấn đề đầu tiên của họ. Sasa Team có người là kỹ sư, kế toán, hướng dẫn viên du lịch, nhà nghiên cứu môi trường, bác sĩ, giáo viên dạy lặn... và đều khá đặc biệt trong chuyên môn nên việc kiếm tiền không phải quá khó. 

Họ sẵn sàng làm 2-3 việc một lúc, mùa đông đi làm, mùa hè ra biển hoặc dành tiền tích lũy 2 năm để đi làm vài tháng cho đại dương. Lúc đông nhất, Sasa có 30 thành viên. Chiến cho biết Sasa hoạt động trên tinh thần sống và cống hiến cho biển, tự lập về tài chính, không xin tài trợ mặc dù cũng có một số người nhắn tin để ủng hộ tiền hoặc cá, mực cho rùa, cá heo.

Cho đến nay Sasa Team đã cứu hộ hơn 100 con rùa biển, gần 40 con cá heo cả trực tiếp và gián tiếp. Công việc thường xuyên hằng ngày của họ là tái tạo san hô, cắt lưới ma. Sasa là đơn vị đầu tiên đã phổ biến khái niệm “lưới ma” và gỡ lưới ma ở Việt Nam. 

Những tấm lưới ma do Sasa Team thu dọn nặng đến hàng tấn, dài hàng kilômet, là một cỗ máy giết chóc di động trong đại dương. Sasa từng cứu hộ một chú rùa bị cước của lưới ma cắt lìa hoàn toàn thịt và xương của chi chèo trước bên trái.

Do dịch COVID-19 nên đại dương được nghỉ ngơi, và theo Chiến, đây là cơ hội tuyệt vời để tái tạo rạn san hô. Cái khó nhất khi làm công việc dưới biển chính là kiến thức về sinh vật học đại dương, sinh thái học của san hô và rạn san hô. 

Tất cả thành viên đều tự trau dồi kiến thức mỗi ngày. Gọi Sasa Team là nông dân của biển cũng hợp lý, khi họ tỉ mỉ nhặt từng cành san hô gãy để đem về gắn trên những xương san hô trắng hoặc trên bàn dưỡng san hô tự chế. Họ cũng là những giám sát viên nghiêm túc khi thường xuyên nhắc nhở các chủ tàu du lịch không thả neo trong rạn san hô ở Sơn Trà (Đà Nẵng).

Người Việt làm chủ dự án bảo tồn - Ảnh 4.

Lê Thị Trang hướng dẫn học sinh tiểu học quận Sơn Trà tham quan trên bán đảo Sơn Trà năm 2014

Dạy trẻ em bảo vệ 7 loài nguy cấp

Nói chuyện với “Anh hùng điểm nóng đa dạng sinh học” năm 2020 Lê Thị Trang (35 tuổi) trong đợt dịch COVID-19 tháng 6-2021, Trang chia sẻ về công việc mới: điều phối viên quốc gia cho tổ chức phi lợi nhuận LVDI International của Mỹ, tập trung về giáo dục bảo tồn thiên nhiên. 

Trong vai trò mới này, Trang phụ trách chương trình giáo dục Little Green Guards (Hiệp sĩ nhí rừng xanh) - hướng tới học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh ở vùng nông thôn miền núi nghèo ở miền Trung.

Trang cho biết chị từng nghĩ cuộc đời mình chỉ có một sứ mệnh là gắn bó mãi với voọc Sơn Trà, nhưng rồi mỗi giai đoạn cuộc đời, thật hạnh phúc và may mắn khi lại có thể tìm thấy một mục tiêu để theo đuổi.

Theo Trang, những người đã sống, làm việc và yêu Đà Nẵng chính là những anh hùng đã đứng ra nói lên vấn đề cần bảo vệ Sơn Trà và tạo ra sự thay đổi. 

Từ câu chuyện Sơn Trà, Trang có động lực để hoạt động trong một lĩnh vực… rất lâu mới thấy kết quả là giáo dục môi trường, gầy dựng niềm tự hào, tình yêu thiên nhiên cho trẻ em ở miền Trung, để khi lớn lên, các em trở thành những người bảo vệ môi trường của quê hương mình. 

“Tôi tin niềm tự hào, khát vọng sống bền vững với môi trường phải được hình thành từ sớm. Sau này, những bé học sinh hôm nay sẽ có kiến thức để đưa ra những quyết định từ phía địa phương, sáng suốt tham mưu, sáng suốt phản biện chính sách” - Trang cho biết.

Hiện tại Trang và hai cố vấn của cô, tiến sĩ Chia Tan và Andy Phillips, đang sáng tạo một chương trình giáo dục thiên nhiên mới có tên “Save the Magnificent Seven” (Bảo vệ 7 loài nguy cấp). Trong đó, các bài học sẽ hướng các em học sinh tìm hiểu về các loài đang gặp nguy cơ cao ở khu vực Trung Trường Sơn. 

Bên cạnh 7 loài nguy cấp gồm sao la, hổ, tê tê, thỏ vằn Trường Sơn, chà vá chân nâu, vượn má hung Trung Bộ và trĩ sao, các em học sinh cũng sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về các loài động vật hoang dã độc đáo khác trong khu vực mà mỗi loài đều là một niềm tự hào của quê hương đất nước. 

Để hỗ trợ những nỗ lực bảo tồn giáo dục thiên nhiên này, 30 tình nguyện viên địa phương đã được mời tham gia cùng với Trang và LVDI International trong năm nay.

Trong nhiều năm làm về bảo tồn, Trang chia sẻ câu hỏi được nhiều người hỏi nhất là làm bảo tồn có đủ sống không vì chị chỉ có một chiếc xe máy, ở nhà của mẹ. “Tôi thấy mình rất giàu có. 

Chúng tôi đi làm vẫn có lương, không cao như làm kinh doanh nhưng có các nguồn lực khác. Ví dụ nếu bây giờ tôi đi khắp Việt Nam, tôi sẽ không lo tốn tiền nhà ở, tiền ăn. Hơn nữa, tôi biết mình cần chừng nào là đủ, nên chưa bao giờ cảm thấy thiếu thốn” - Trang chia sẻ.

Bản tin rạn san hô

san ho

Lê Chiến tái tạo san hô cho vườn ươm san hô dưới biển

Gần đây, Sasa Team có sáng kiến thực hiện bản tin rạn san hô với các hình ảnh quay từ rạn để chia sẻ với hơn 17.500 người theo dõi trên Facebook.

Mỗi video là một câu chuyện thú vị về những gương mặt của rạn: Bé cá đi lạc trong rạn san hô, Kẻ thủ ác cá chình bông thảm sát tôm súng lục, Sao biển hộp bị trục xuất đi ăn mùn bã hữu cơ... Lồng trong các bản tin là hình ảnh các thành viên của Sasa “làm việc ở rạn nông sóng lớn, bị sóng đánh không trượt phát nào” để gỡ lưới ma, cấy vườn ươm san hô dưới đáy biển.

Dẫu những nỗ lực của họ có thể như hạt muối bỏ vào lòng biển mặn, Lê Chiến và Sasa Team kiên trì làm việc mình tin là cần thiết với mong muốn bảo vệ rạn san hô để đại dương giàu tôm cua cá, từ đó vận hành mạng lưới thức ăn vĩ đại dưới biển cho con người và hơn thế nữa.

Hiện tại các phương pháp tái tạo rạn và nhân giống Sasa đang áp dụng đều là những phương pháp mới nhất và đang được nghiên cứu để cho ra một phương thức chung nhằm tái tạo các rạn san hô tại Việt Nam.

Xin làm dự án trong khu bảo tồn biển đầu tiên của VNXin làm dự án trong khu bảo tồn biển đầu tiên của VN

TTO - Dự án khai thác đầu tư  được đề xuất xây dựng trên đảo Hòn Mun cùng 30.000m2 mặt nước biển tiếp giáp thuộc vùng lõi của khu Bảo tồn biển Hòn Mun, là vùng bảo vệ nghiêm ngặt của danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang.

Xem thêm: mth.3570011182801202-not-oab-na-ud-uhc-mal-teiv-iougn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người Việt làm chủ dự án bảo tồn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools