Tuần trước, tập đoàn tài chính Bloomberg công bố một nghiên cứu khẳng định rằng xu hướng tiêu dùng thực phẩm có nguồn gốc thực vật sẽ tăng trưởng bùng nổ.
Nguồn cung gia tăng đang thúc đẩy thị trường. Người tiêu dùng ngày càng quen với các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Nghiên cứu vừa công bố ước tính, thị trường thực phẩm dựa trên thực vật sẽ vượt quá 162 tỷ USD vào năm 2030.
Thị trường sữa thực vật còn đang rất nhỏ, thế nhưng đang tăng trưởng rất nhanh. Đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, sữa gạo, sữa hạnh nhân... đang mang lại tỷ suất lợi nhuận rất hấp dẫn.
Theo bài viết "Cổ phiếu của công ty OFast tăng vọt trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq" trên tờ Svenska Dagbladet, hồi tháng 5, một công ty Thụy Điển sản xuất đồ uống từ yến mạch lên sàn Nasdaq tại Mỹ gọi vốn. Cổ phiếu vừa bắt đầu giao dịch đã ngay lập tức tăng vọt.
Giảm thịt, tăng rau không chỉ là xu hướng tiêu dùng, mà còn là ý chí chính trị của Liên minh châu Âu. (Ảnh minh họa: medicalnewstoday)
Tờ báo Thụy Điển nhấn mạnh: "Cạnh tranh trong mảng sữa thực vật rất khốc liệt trong một thị trường phát triển quá nhanh. Năm 2020, tăng trưởng ở Thụy Điển là hơn 25%".
Giảm thịt động vật, đồng thời tăng rau, củ, đồ chay đang là xu hướng rất rõ rệt ở châu Âu kể từ khi đại dịch bùng phát.
Tờ Le Figaro ra tại Pháp viết rằng: "Ngành công nghiệp thực phẩm đang chuyển đổi sang 100% thực vật". Bài viết khẳng định: "Thị trường thực phẩm thay thế thịt, sữa đã tăng trưởng gấp đôi chỉ trong 1 năm". Người tiêu dùng đang dần từ bỏ bơ, sữa, mật ong, thịt, trứng, kem tươi để chuyển sang các thực phẩm thuần chay, sữa chua thực vật, sữa nước từ đậu hạt, sinh tố 100% rau củ, pho mát chay, xúc xích làm từ bột mì và đậu quả.
Tờ báo Pháp viết: "90% khách hàng mua thực phẩm chay không hề ăn chay trường, họ mua thực phẩm chay chỉ vì muốn giảm ăn thịt động vật, kể cả khi các sản phẩm chay đắt hơn từ 20 - 40% so với sản phẩm tương đương từ thịt động vật".
Giảm thịt, tăng rau không chỉ là xu hướng tiêu dùng, mà còn là ý chí chính trị của Liên minh châu Âu. Nhật báo ABC ra tại Tây Ban Nha viết: "Chiến lược "Từ trang trại đến bàn ăn" tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi sang một hệ thống lương thực bền vững hơn và chế độ ăn lành mạnh hơn".
Theo tờ báo, chiến lược của Ủy ban châu Âu đã nêu rõ mục tiêu giảm sản lượng thịt, tăng protein thay thế từ thực vật, rong biển hoặc côn trùng để thay thế thịt động vật.
Để thực hiện mục tiêu này, châu Âu dùng cách tăng thuế các sản phẩm từ thịt, cá để có tiền tài trợ cho thực phẩm chay. Tờ Markischer Zeitung ra tại Đức nhận định: "Một điều chắc chắn là chi phí sản xuất thịt sẽ phải tăng khoảng 10% để tuân thủ các tiêu chuẩn về sinh thái và sức khỏe động vật, đồng thời thuế giá trị gia tăng sẽ được giảm đối với trái cây và rau quả".
VTV.vn - Theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu mới được công bố, chỉ số lạm phát của tháng 8/2021 trong toàn Khu vực đồng euro đã tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.52183420160901202-yahc-od-uc-uar-uht-ueit-gnat-tiht-na-maig-ua-uahc-iougn/et-hnik/nv.vtv