vĐồng tin tức tài chính 365

Một cổ phiếu dược giảm sàn sau 18 phiên tăng liên tiếp

2021-09-06 16:51

Thời gian gần đây, cổ phiếu ngành dược trở thành tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư khi bất ngờ tăng giá hàng loạt, nhiều mã cổ phiếu tăng bằng lần. Trong đó, cổ phiếu VMD của CTCP Y Dược phẩm Vimedimex đặc biệt gây ấn tượng với màn tăng trưởng ngoạn mục hơn 210% chỉ trong vòng 1 tháng.

Theo đó, đà tăng của VMD bắt đầu từ 6/8 và kéo dài đến nay với chuỗi phiên tăng trần và cận trần. Trong giai đoạn này, thanh khoản của VMD cũng cải thiện lên gần 43.000 cp/phiên, gấp 6 lần mức bình quân năm.

Như vậy, chỉ sau chưa đầy 1 tháng, biểu đồ giá của VMD chạy thẳng một mạch từ vùng giá 24.700 đồng/cp ngày 6/8 lên 82.400 đồng/cp ngày 1/9. Có thể nói, đây là chuỗi tăng mạnh nhất trong lịch sử của doanh nghiệp khi tăng 18 phiên liên tiếp, trong đó có đến 16 phiên tăng trần. 

Tuy nhiên, trong phiên sáng 6/9, cổ phiếu VMD nhanh chóng tụt dốc, giảm từ trần xuống mức giá sàn còn 76.700 đồng/cp, tương đương mất 11.400 đồng/cp, dư bán ở mức 59.100 đồng/cp.

Hồ sơ doanh nghiệp - Một cổ phiếu dược giảm sàn sau 18 phiên tăng liên tiếp

Đáng chú ý, mới đây bà Đào Thị Bình - vợ ông Nguyễn Tiến Hùng, Phó chủ tịch HĐQT CTCP Y Dược phẩm Vimedimex vừa có động thái đăng ký bán cổ phiếu VMD khi mã này đang trong đà tăng nóng.

Theo đó, vợ của vị lãnh đạo trên đã đăng ký bán 200.000 cổ phiếu VMD trong tổng số 540.364 cổ phiếu đang nắm giữ (tương ứng tỷ lệ sở hữu là 3,5%) với mục đích đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân.

Theo tìm hiểu, Dược phẩm Vimedimex tiền thân là Công ty Xuất nhập khẩu Y tế được thành lập năm 1984 và cổ phần hoá vào năm 2006 với vốn điều lệ 25 tỷ đồng. Đến nay công ty có vốn điều lệ hơn 154 tỷ đồng, quy mô vẫn tương đối nhỏ trong nhóm doanh nghiệp ngành dược, y tế.

Lý giải động lực tăng trưởng của mã VMD, nhiều nhà đầu tư cho rằng thông tin Vimedimex trở thành đối tác nhập khẩu vắc-xin COVID-19 của Johnson & Johnson's, Pfizer và Sputnik V có tác động rất lớn đến giá cổ phiếu này. Cụ thể, ngày 7/8, Thủ tướng đã giao Bộ Y tế chủ trì hỗ trợ VMD nhập khẩu vắc-xin Sputnik V về Việt Nam.

Theo đó, Vimedimex trở thành đối tác chiến lược của Group 42 và Công ty Royal Strategics Partners tại UAE để nhập khẩu, phân phối vắc-xin Covid-19 tại Việt Nam. Hiện, các bên đang hoàn thiện hồ sơ pháp lý để nộp Bộ Y tế xin cấp phép nhập khẩu và đơn hàng đầu tiên dự kiến về Việt Nam cuối tháng 8/2021, nếu được phê duyệt và cấp phép kịp thời.

Đáng chú ý, Royal Strategics Partners cũng đã đồng ý bán và ký hợp đồng nhập khẩu với Vimedimex 10 triệu liều vắc-xin Johnson & Johnson's, 5 triệu liều vaccine Pfizer và 10 triệu liều vắc-xin Sputnik V.

Tính đến hiện tại, Vimedimex là một trong 3 công ty dược phẩm tại Việt Nam (cùng với Actrazenaca Vietnam và VNVC) thành công trong việc tiến hành nhập khẩu vắc-xin Covid-19 về nước. Theo nhận định của các công ty công ty chứng khoán, yếu tố này chính là cú hích lớn nhất giúp cổ phiếu VMD tăng không ngừng trong tháng 8.

Hồi đầu tháng 6, cổ phiếu Vimedimex cũng ghi nhận chuỗi 5 phiên liên tiếp tăng kịch trần khi doanh nghiệp có tên trong danh sách 36 đơn vị được cấp giấy phép chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phạm vi nhập khẩu vắc-xin, kinh doanh dịch vụ bảo quản vắc-xin. Tuy nhiên, giá cổ phiếu khi đó chỉ dừng lại ở ngưỡng 35.700 đồng/cổ phiếu.

Về kết quả kinh doanh, tính riêng trong quý 2/2021, Vimedimex thu về 3.739 tỷ đồng, đi lùi 3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, nhờ tiết giảm các chi phí, công ty vẫn báo lãi ròng gần 10 tỷ đồng, tăng 20% so với quý 2/2020.

Lũy kế nửa đầu năm 2021, VMD đạt doanh thu 7.604 tỷ đồng và LNST hơn 19 tỷ đồng, lần lượt giảm 10% và tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020.

PHƯƠNG LY

Xem thêm: lmth.076625a-peit-neil-gnat-neihp-81-uas-nas-maig-coud-ueihp-oc-tom/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Một cổ phiếu dược giảm sàn sau 18 phiên tăng liên tiếp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools