vĐồng tin tức tài chính 365

Sẽ có hành lang pháp lý với Fintech ngân hàng ở Việt Nam

2021-09-09 08:53

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng. Những chế tài quản lý rõ ràng sẽ được ban hành nhằm kiểm soát và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của Fintech đối với hệ thống tài chính - ngân hàng trong tương lai. 

Fintech ngân hàng hiện đang ra sao?

Công nghệ tài chính (viết tắt là Fintech) là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng như dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, cho vay ngang hàng, quản lý tài sản... nhằm mang tới cho khách hàng các dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tại Việt Nam, chỉ trong một thời gian ngắn (2 đến 3 năm vừa qua) đã chứng kiến sự hình thành và phát triển của số lượng lớn các tổ chức công nghệ tài chính (còn gọi là Fintech Startups) gia nhập thị trường dịch vụ tài chính, ngân hàng. Số lượng các công ty cung ứng giải pháp Fintech đã tăng nhanh chóng từ khoảng 40 công ty vào cuối năm 2016 lên đến hơn 150 công ty ở thời điểm hiện tại và tập trung hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng nói chung (bao gồm hoạt động thanh toán, các ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực ngân hàng, xếp hạng, chấm điểm tín dụng...).

Hiện nay, các công ty cung ứng giải pháp Fintech tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thanh toán chiếm tỉ trọng lớn với hàng chục tổ chức trung gian thanh toán đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Lĩnh vực P2P Lending (cho vay ngang hàng) với số lượng khoảng 40 công ty. Và các công ty Fintech phát triển giải pháp để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng mà không trực tiếp cung ứng dịch vụ tới người dùng cuối. Lĩnh vực Fintech còn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các công ty, doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam như FPT, Viettel, VNPT... qua các hoạt động trực tiếp và gián tiếp như đầu tư hình thành các công ty cung ứng giải pháp Fintech, thành lập các quỹ đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp...

Những năm gần đây, thị trường chứng kiến những cuộc rót vốn lớn vào lĩnh vực Fintech. Năm 2019, số vốn đầu tư tăng đột biến lên tới hơn 400 triệu USD và vươn lên là nước thứ 2 tại khu vực ASEAN sau Singapore trong việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này.

Cần có chế tài quản lý

Nhận định từ phía Ngân hàng Nhà nước cho rằng, sự phát triển ngày càng nhanh và mở rộng quy mô hoạt động của các công ty cung ứng giải pháp Fintech có thể ảnh hưởng bất lợi tới sự ổn định của hệ thống tài chính - ngân hàng khi rủi ro hoạt động chưa được định lượng chính xác.

Việc ban hành Nghị định là thực sự cần thiết trong bối cảnh của cuộc cách mạng số và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam. Nếu các cơ quan quản lý không chủ động quản lý, giám sát các công ty cung ứng giải pháp Fintech ngay trong giai đoạn đầu phát triển, sẽ dẫn tới sự phát triển quá mức và tự do của các công ty này, gây ra những hệ lụy và bất ổn cho hệ thống tài chính - ngân hàng trong tương lai. 

Trong tờ trình Chính phủ về đề xuất xây dựng nghị định cơ chế thử nghiệm, Ngân hàng Nhà nước đã lấy ví dụ về trường hợp Uber và Grab tham gia thị trường vận tải tại Việt Nam. Dù không liên quan trực tiếp đến hoạt động ngân hàng nhưng đã cho thấy bài học kinh nghiệm về việc ứng phó đối với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Nếu không có một hành lang pháp lý kịp thời, phù hợp thì việc quản lý Nhà nước có thể sẽ gặp nhiều lúng túng khi các công ty cung ứng giải pháp Fintech mở rộng phạm vi hoạt động. 

Theo dự thảo nghị định, có 7 lĩnh vực Fintech được tham gia cơ chế thử nghiệm gồm thanh toán, tín dụng, cho vay ngang hàng (P2P Lending), hỗ trợ định danh khách hàng, giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), các giải pháp ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo như blockchain... các dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động ngân hàng như chấm điểm tín dụng, tiết kiệm, huy động vốn...

Theo chuyên gia tài chính ngân hàng Cấn Văn Lực, việc xây dựng một nghị định về cơ chế có kiểm soát hoạt động Fintech sẽ làm rõ trách nhiệm của những bên liên quan trong các giao dịch bao gồm thanh toán, cho vay và các dịch vụ tư vấn hay dịch vụ khác. Trong đó, khi người dùng gặp phải các rủi ro như mất tiền, các đơn vị này buộc phải có trách nhiệm rõ ràng. Mặt khác, phía cơ quan chức năng cũng cần có sự phối hợp hiệu quả, đặc biệt trong việc định danh cá nhân, đồng thời, đúc rút kinh nghiệm hoàn thiện hơn nghị định này trong tương lai bởi sự phát triển của công nghệ sẽ rất nhanh chóng. 

Xem thêm: odl.133159-man-teiv-o-gnah-nagn-hcetnif-iov-yl-pahp-gnal-hnah-oc-es/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sẽ có hành lang pháp lý với Fintech ngân hàng ở Việt Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools