vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều cửa hàng ăn uống ở TPHCM vẫn đóng cửa vì còn nhiều vướng mắc

2021-09-09 13:37

Trước thông tin TPHCM cho phép dịch vụ ăn uống được mở bán mang về từ ngày 8.9, nhiều chủ quán cho biết cảm thấy phấn khởi vì thành phố đã bắt đầu cho mở cửa nhưng thực tế họ vẫn phải đối diện với nhiều áp lực về chi phí hoạt động và các quy định để được mở cửa trở lại.

Chưa dám mở vì rủi ro “lỗ nặng”

Trước thông tin đáng mừng về việc được mở cửa kinh doanh trở lại thì nhiều chủ doanh nghiệp kinh doanh ăn, uống vẫn còn rất nhiều nỗi lo, họ vẫn chưa dám mở cửa trở lại ngay lúc này vì nhìn thấy nhiều rủi ro về mặt kinh tế. 

Sau 3 tháng dừng hoạt động kinh doanh, ông Nguyễn Minh Trí (Bình Chánh, TPHCM) chủ nhà hàng tại quận 7 chia sẻ sau khi nghe thông tin bản thân vẫn quyết định chưa mở cửa kinh doanh trở lại. 

“Cho dù có hoạt động lại lúc này cũng sẽ chưa có khách liền. Nếu mở lại phải gánh thêm chi phí mặt bằng, chi phí nhân công, bây giờ chi phí cho nhân công còn thêm tiền xét nghiệm 2 lần/tuần nữa, mà còn phải đóng thuế, chi phi như vậy là quá lớn trong khi lượng khách trước mắt là chưa thấy.

Khách hàng ở nhà đã lâu mấy tháng rồi, nên họ cũng đã quen với lối sống đó. Để mà nói mua đồ ăn ở ngoài bây giờ ít nhiều người ta vẫn còn e dè lắm. Do vậy tôi nghĩ bây giờ mở cửa lại là chưa hiệu quả mà thậm chí còn lỗ nặng nữa”- ông Trí chia sẻ.

Đồng ý kiến với ông Trí, anh Trần Tú Anh - chủ cửa hàng kinh doanh cafe tại quận 7, TPHCM cho biết cửa hàng vẫn tiếp tục dừng hoạt động, mặc dù bản thân anh cũng thấy phấn khởi hơn khi việc kinh doanh đã bước đầu mở cửa trở lại. 

“Chi phí mặt bằng và chi phí cho nhân sự lúc này là điều phải cân nhắc khi mở lại. Liệu mở cửa bán mang đi có thu được tiền bù đắp các chi phí khi mở cửa lại hay không? Không tính nhân lực bây giờ tứ tán hết cả, không phải gọi là người ta đi làm được. 

Với cả việc phải đăng ký với quận huyện để được cấp giấy đi đường từ Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) để di chuyển đến nơi thực hiện “3 tại chỗ” theo quy trình và thời gian tiến hành tôi cũng chưa thấy được hướng dẫn. Tôi chỉ kinh doanh cafe thôi việc lo cho nhân sự thực hiện “3 tại chỗ” cũng sẽ không đáp ứng được như là làm công ty hay văn phòng”- anh Tú Anh giãi bày.

Nhiều mặt bằng tại trung tâm TPHCM bỏ không vài tháng vì không thể trụ lại vì chi phí. Ảnh: Khánh Linh.
Nhiều mặt bằng tại trung tâm TPHCM bỏ không từ vài tháng trước do không thể trụ lại vì chi phí. Ảnh: Khánh Linh.

Anh Vũ Như Phong, chủ tiệm bán phở (quận 3, TPHCM) đang dự định mở tiệm lại nhưng sau khi tính toán cũng phải trì hoãn chưa thể mở ngay vì vướng mắc nhiều khâu.

“Nguyên vật liệu người ta chưa cung cấp lại, rồi phải đi xin giấy đi đường trên PC08 để đi nhập hàng, lấy hàng, lấy mẫu xét nghiệm cho bản thân với người làm 2 ngày/lần này… Thời gian mở cửa như thế này cũng quá ngắn, buổi tối chưa đến giờ ăn đã phải nghỉ rồi.

Nói chung những yêu cầu này rất tốt cho an toàn phòng dịch, thấy được mở lại tôi cũng phấn khởi nhưng chi phi thì thực sự chúng tôi không đáp ứng nổi, đành chờ thêm 1 thời gian nữa”- anh Phong nói.

Khách hàng lo giá ship cao hơn giá đồ ăn uống

Thực tế hiện nay lực lượng shipper đã hoạt động trở lại được hơn 1 tuần, song thực tế lực lượng giao hàng này vẫn rất khan hiếm, chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của người dân riêng về việc đi chợ, mua hàng hộ... chưa kể đến dịch vụ giao đồ ăn. 

Trước thông báo của UBND TPHCM cho phép mở dịch vụ ăn uống, chỉ bán mang đi nhiều người dân vui mừng song vẫn có nhiều băn khoăn khi lực lượng shipper vẫn còn chưa được hoạt động lại đông đảo như trước và chưa kể giá ship trong thời gian này sẽ tăng cao.

“Điều quan trọng nhất khi mở cửa bán hàng lúc này là trong khi một ly cafe chỉ có giá vài chục ngàn, có ly chỉ dưới 20.000 đồng, phí ship có khi còn đắt hơn cafe thì khách có “chịu” không?” - anh Tú Anh chủ quán cafe quận 7 chia sẻ.

Người giao hàng là các đơn vị cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa có ứng dụng công nghệ (shipper). Ảnh: Anh Tú
Người giao hàng là các đơn vị cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa có ứng dụng công nghệ (shipper). Ảnh: Anh Tú

Anh Lê Minh Phúc (người dân quận 7, TPHCM) cho biết tuần trước anh đã gọi shipper để mua thực phẩm về nấu nhưng thực tế phải bấm đơn nhiều lần mới có shipper nhận, trước việc hàng quán mở lại, bản thân anh rất mừng nhưng có lẽ cũng hạn chế đặt hay gọi đồ vì tiền ship có khi còn cao hơn đồ ăn. 

“Giả sử mua một tô bún 40.000 đồng thì cộng cả giá ship vào thì chắc là gấp đôi. Đã không có thu nhập rồi nên tôi phải cân nhắc chi tiêu tiết kiệm, nên nếu có gọi đồ ăn ngoài cũng thỉnh thoảng thôi”- anh Phúc nói.

Đại diện ứng dụng giao hàng Be cho biết hiện sau 1 tuần hoạt động trở lại số lượng shipper của hãng này đã được Sở Công Thương TPHCM cho phép tăng cường từ 500 tài xế lên mức khoảng 1.000 tài xế được hoạt động để có thể cân bằng và đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên áp lực vẫn rất lớn khi shipper vẫn chỉ được hoạt động trong nội quận.

"Hiện nay, nhu cầu cần giao hàng của người dân ngày một lớn hơn, số lượng shipper được cấp phép dù đã tăng lên gấp đôi nhưng thực tế là còn hạn chế. Do đó, vẫn có sự chênh lệch cung cầu, và sẽ ảnh hưởng tới giá ship. Nếu số shipper nhiều hơn thì giá ship mới có thể giảm xuống", đại diện hãng này cho hay.

Trước đó tối 8.9, UBND TPHCM chính thức cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống được hoạt động từ 6-18h hàng ngày theo hình thức bán hàng mang đi. Các cơ sở kinh doanh hoạt động theo phương thức "3 tại chỗ", kinh doanh thông qua đặt hàng trực tuyến và giao qua shipper.

Ngoài ra, UBND TP.HCM yêu cầu các cơ sở này phải đăng ký kinh doanh với địa phương để được cấp giấy đi đường, đảm bảo lao động đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine và test nhanh âm tính 2 ngày/lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người.

Xem thêm: odl.454159-cam-gnouv-ueihn-noc-iv-auc-gnod-nav-mchpt-o-gnou-na-gnah-auc-ueihn/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều cửa hàng ăn uống ở TPHCM vẫn đóng cửa vì còn nhiều vướng mắc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools