Thấy lời cầu cứu trên, tài khoản Facebook "Hoàng Nhật" liền nhắn nhủ rằng ai cần mua đồ thiết yếu, thuốc men thì liên hệ với mình. Cô gái liền nhắn tin nhờ người này mua giùm thuốc và đồ dùng cá nhân gửi cho anh trai. Sau khi tài khoản "Hoàng Nhật" đồng ý, cô chuyển 570 ngàn đồng đến số tài khoản do người đó cung cấp. Sau khi chuyển tiền, cô gái nhiều lần gọi điện cho gã thì điện thoại của gã tắt máy.
Cũng với chiêu trò tương tự, một số đối tượng khác lên các nhóm công khai trên mạng Facebook đăng thông tin có "mối" chở lao động kẹt lại ở Bình Dương về quê bằng ôtô 4 hoặc 7 chỗ, có thể "thông chốt" kiểm dịch, ai có nhu cầu đi thì chuyển khoản trước. Sau khi nhận được tiền chuyển khoản, các đối tượng lập tức chặn liên lạc từ nạn nhân.
Để lừa đảo, các đối tượng tạo nhiều tài khoản Facebook ảo, sau đó lấy một tài khoản đăng bài "Cần xe chở về quê” hoặc "Xe về quê tỉnh X. cần người ngồi ghép vì xe còn dư 2 - 3 chỗ"... Sau đó, chúng sử dụng các tài khoản ảo khác vào bình luận bên dưới bài đăng, tạo uy tín để nhiều người tin theo. Mức giá được đưa ra từ vài triệu đến vài chục triệu đồng cho một chuyến hành trình về quê an toàn bằng ôtô 4 hoặc 7 chỗ. Do tâm lý nôn nóng muốn về quê tránh dịch Covid-19, một số công nhân, đặc biệt là phụ nữ mang thai đã tin tưởng, liên hệ để về quê. Cái kết là họ không về quê được mà còn bị mất tiền.
Liên quan đến vấn đề trên, Công an tỉnh Bình Dương đã có thư ngỏ gửi người dân, cảnh báo thủ đoạn lừa đảo qua mạng xã hội. Theo đó, tội phạm đã thực hiện nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự. Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương khuyến cáo, người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác. Khi phát hiện các đối tượng có hành vi lừa đảo như trên, cần trình báo ngay đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương để điều tra, xử lý.
Xem thêm: lmth.917911_hcid-aum-gnort-ioh-ax-gnam-nert-tot-iougn-gnohp-ed/caig-hnac/na-uv/nv.moc.nagnoc