Hoạt động bốc dỡ hàng hóa tại cảng La Gi - Ảnh: ĐỨC TRONG
Địa phương sẽ hướng dẫn rộng rãi đến ngư dân để đảm bảo an toàn tuyệt đối công tác phòng chống dịch, đặc biệt là nguồn lây từ tuyến biển, không làm gián đoạn hoạt động khai thác cũng như chuỗi sản xuất cung ứng hàng hóa thiết yếu tại cảng La Gi trong tình hình mới.
Các đơn vị chức năng tại địa phương đang khẩn trương điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi nội dung cho phù hợp với tình hình mới để thông báo đến ngư dân được vươn khơi bám biển trở lại.
Ngư dân phải cam kết đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch mới hoạt động trở lại.
Tất cả chủ ghe, tài công, lao động trước khi xuất bến buộc phải xét nghiệm nhanh COVID-19 (có trả phí) để đảm bảo công tác phòng chống dịch.
Nếu ngư dân có nhu cầu đăng ký tham gia hoạt động trên biển mà đang sinh sống tại khu vực phong tỏa thì được cơ quan chức năng đưa tập trung đến cảng làm xét nghiệm, giám sát nghiêm ngặt. Địa phương tuyệt đối không để ngư dân tự động ra khỏi khu vực phong tỏa.
Được biết, thị xã La Gi là "điểm nóng" của Bình Thuận về dịch bệnh COVID-19, đã trải qua gần 2 tháng giãn cách nghiêm ngặt và tiếp tục thực hiện.
Đợt bùng phát dịch thứ 4 này thị xã La Gi ghi nhận hơn 1.700/2.700 ca mắc COVID-19 của Bình Thuận.
Do dịch diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại khu vực cảng cá, nên thị xã La Gi nhiều lần dừng hoạt động cả trên bờ lẫn dưới sông.
Cảng La Gi là nơi có mật độ ghe cá ra vào lớn nhất tỉnh Bình Thuận, với khoảng 2.000 chiếc mỗi ngày.
TTO - Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận thống kê có 98 ghe cá ngư dân thị xã La Gi bị chìm, hư hỏng, thiệt hại khoảng 10 tỉ đồng trong đợt mưa lũ xảy ra ở sông Dinh vừa qua.