vĐồng tin tức tài chính 365

Na Chi Lăng lần đầu lên sàn thương mại điện tử

2021-09-10 17:23

Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến "Nâng tầm thương hiệu na Chi Lăng và kịch bản tiêu thụ trong đại dịch" vào chiều 9/9, ông Trường cho rằng việc đẩy mạnh phát triển kinh tế số nông nghiệp nông thôn giúp các hộ gia đình nông dân thay đổi tư duy, phương thức, quy trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, tiên phong ứng dụng công nghệ.

Đặc biệt, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các chuỗi cung ứng hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm bị đứt gãy, việc triển khai hỗ trợ hộ gia đình mở cửa hàng số và bán sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) bên cạnh phương thức bán truyền thống là giải pháp hiệu quả nhất.

"Hiện tại, 55% hộ nông dân, đặc biệt là các hộ trồng na tại tỉnh Lạng Sơn mở gian hàng trên sàn TMĐT. Hành động chuyển đổi sớm này giúp người dân hiện tiêu thụ được 2/3 sản lượng na, giữ được giá ở mức tốt. Mọi năm, giá na dao động từ 48.000 đồng đến 50.000 đồng một kg, năm nay, dù dịch bệnh cũng chỉ sụt giảm 5.000 - 7000 đồng", ông Trường cho biết.

Ông Vi Nông Trường, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng, Lạng Sơn, trong buổi tọa đàm trực tuyến Nâng tầm thương hiệu na Chi Lăng và kịch bản tiêu thụ trong đại dịch.

Ông Vi Nông Trường, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng, Lạng Sơn, trong buổi tọa đàm trực tuyến "Nâng tầm thương hiệu na Chi Lăng và kịch bản tiêu thụ trong đại dịch".

Khó khăn do đại dịch

Dù việc đưa na Chi Lăng lên sàn TMĐT là rất cần thiết, hỗ trợ bà con nông dân tránh tình trạng "được mùa, mất giá" nhưng quá trình tiêu thụ vẫn gặp khó khăn do nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, khâu vận chuyển (logistics) bị hạn chế, đặc biệt là những thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng...

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, ông Trần Chí Dũng - Phó Viện trưởng - Viện Quản trị Logistics toàn cầu, cho biết tình trạng đứt gãy cung ứng khiến chuỗi nông sản bị "tổn thương" lớn nhất, trong đó có trái na. Khó khăn lớn nhất trong việc vận chuyển là trái na có kết cấu nặng nhưng mềm, ẩm ướt, dễ bị hư hỏng. Ngoài ra, với nhiều tỉnh phía Nam, người dân chưa có cơ hội tiếp cận, thưởng thức na Chi Lăng cũng như nhiều thương hiệu nông sản khác. Những yếu tố này cũng là rào cản lớn khi đưa na lên sàn TMĐT.

Bên cạnh đó, khó khăn còn đến từ chính những người nông dân vì họ chưa quen với việc ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm. Theo ông Vi Nông Trường, ngay từ đầu, huyện đã thực hiện chiến lược đầu tàu, đào tạo cơ bản, sau đó dùng luật "vết dầu loang" để lan rộng ra cộng đồng người dân. Nhưng nhiều người chưa có smart phone hay chưa có tài khoản thẻ để giao dịch bằng công nghệ. Một phần, người dân chưa giữ được "chữ tín tốt" khiến người mua không an tâm, tin tưởng. Cuối cùng, bà con băn khoăn về chi phí phải bỏ ra theo đơn hàng hay theo cửa hàng số sau 6 tháng được miễn phí trên các sàn TMĐT.

Ông Trần Chí Dũng - Phó Viện trưởng - Viện Quản trị Logistics toàn cầu.

Ông Trần Chí Dũng - Phó Viện trưởng - Viện Quản trị Logistics toàn cầu.

Tiêu thụ na Chi Lăng trên nền tảng số

Đứng trước những khó khăn như vậy, chính quyền địa phương luôn cố gắng tạo điều kiện cho việc mua bán, vận chuyển sản phẩm, tăng cường những giải pháp xúc tiến tiêu thụ, thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch bệnh và tiêu thụ an toàn...

Hằng năm, lãnh đạo huyện luôn chuẩn bị cho vụ sản xuất na, tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND cấp xã tiến hành tuyên truyền, vận động các hợp tác xã và người nông dân thực hiện tốt khâu sản xuất và tăng cường hoạt động sản xuất theo hình thức liên kết theo chuỗi giá trị. Huyện cũng đôn đốc, tạo điều kiện cho các hợp tác xã, người sản xuất tham gia nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Năm nay, trong bối cảnh các thành phố lớn trên cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội, huyện Chi Lăng thực hiện đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm qua sàn thương mại điện tử kết hợp với những hoạt động tiêu thụ truyền thống. "Huyện Chi Lăng hiện đứng đầu trong 11 huyện tỉnh Lạng Sơn về kinh tế số. Trái na và nông sản Chi Lăng được nhiều người dân biết đến", ông Vi Nông Trường tiết lộ.

Ngoài ra, để việc đưa sản phẩm lên sàn TMĐT diễn ra thuận lợi, huyện không ngừng tổ chức việc quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng.. nâng tầm thương hiệu na Chi Lăng. Lãnh đạo huyện vận động người dân trồng na theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap để đảm bảo chất lượng. Sản phẩm khi xuất ra thị trường có dán nhãn truy xuất nguồn gốc để người dân nhận diện rõ thương hiệu, phân biệt được na Chi Lăng với những giống na từ nơi khác, mang lại sự tin tưởng, đảm bảo cho khách hàng.

Về vấn đề logistics, Viện Quản trị logistics toàn cầu đang huy động lực lượng chuyên nghiệp nhất để vận chuyển nông sản. Ông Trần Chí Dũng cho rằng có hai yếu tố cần phải chú trọng nhất trong khâu vận chuyển hiện nay là bảo quản và tốc độ. "Chúng ta phải tính toán, đàm phán với các nhà vận chuyển để đưa ra biện pháp hiệu quả nhất. Đối với thị trường TP HCM và các tỉnh phía Nam đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch Covid-19, chúng ta có thể vận chuyển na bằng đường hàng không. Tất cả các khâu bảo quản, đưa đến tay người tiêu dùng phải đảm bảo nhanh, rẻ, chất lượng", ông nói.

Đồng tình với ý tưởng này, bà Lê Việt Nga, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, mong muốn lãnh đạo huyện Chi Lăng nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung có thể tổ chức chương trình ủng hộ na Chi Lăng đến các tỉnh phía Nam bằng máy bay để mọi người đều được thưởng thức đặc sản này.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng đang tích cực đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trên sàn TMĐT, kinh tế số để hỗ trợ sản phẩm Việt Nam, trong đó có nông sản lên được các kênh phân phối đang phát triển với tốc độ 15 - 20%. Từ năm 2016 đến nay, Bộ triển khai chương trình "Gian hàng trực tuyến quốc gia Việt" từ năm 2016 đến nay và kết hợp được với 5 sàn TMĐT lớn, trong đó có các sàn Việt Nam và đạt được những thành công nhất định.

Na Chi Lăng được bán trên sàn TMĐT trong thời dịch - 2

Từ trên xuống dưới: Ông Trần Chí Dũng - Phó Viện trưởng – Viện Quản trị Logistics Toàn Cầu; bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương; ông Vi Nông Trường, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng, Lạng Sơn và bà Nguyễn Thị Lý - Giám đốc Hợp tác xã nông sản Chi Lăng.

Tìm đường đưa na "vươn ra biển lớn"

Các khách mời trong buổi tọa đàm không chỉ đề cập tới giải pháp đưa na Chi Lăng lên tiêu thụ trên sàn TMĐT mà còn nhắc đến vấn đề đang được nhiều bà con quan tâm là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Bà Nguyễn Thị Lý, Giám đốc Hợp tác xã nông sản huyện Chi Lăng cho rằng quả na chưa được xuất khẩu theo đường chính ngạch sang thị trường một số nước khu vực, nhất là Trung Quốc dù sản phẩm na đã thực hiện đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn xuất khẩu theo yêu cầu của nước bạn. Hằng năm, vấn đề này cũng được ngành nông nghiệp hai nước ngồi tọa đàm, đàm phán để tìm đến quan điểm chung nhưng đến nay cũng chưa thành công.

Tuy nhiên, để tiếp tục duy trì, giữ vững giá trị cho sản phẩm đã được Bộ Khoa học công nghệ cấp chứng nhận nhãn hiệu "Na Chi Lăng", hợp tác xã tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ mới vào sản xuất gắn với đổi mới hình thức sản xuất; quan tâm chú trọng phát triển mở rộng quy mô, diện tích sản xuất theo hướng nông nghiệp tốt; tăng cường công tác quản lý quy hoạch ngành, lĩnh vực.

Để na có thể vươn ra thị trường các nước trong khu vực, không chỉ Trung Quốc, hợp tác xã Chi Lăng cũng phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục quản lý, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm (như VietGap, GlobalGap, mã số vùng trồng, chỉ dẫn địa lý, chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm...). Hoạt động này nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường và phục vụ xuất khẩu; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm; góp phần bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sinh thái theo hướng bền vững.

"Việc duy trì và nâng cao uy tín nhãn hiệu, chất lượng, tiêu thụ cho sản phẩm na nói riêng và các sản phẩm chủ lực của huyện nói chung cũng góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất trên địa bàn huyện", bà Lý khẳng định.

Tọa đàm 'Tiềm năng phát triển thương hiệu na Chi Lăng'
 
 
Tọa đàm 'Tiềm năng phát triển thương hiệu na Chi Lăng'

Hải My

Xem thêm: lmth.6563534-ut-neid-iam-gnouht-nas-nel-uad-nal-gnal-ihc-an/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Na Chi Lăng lần đầu lên sàn thương mại điện tử”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools