Học sinh trường THPT Phan Huy Chú học trực tuyến - Ảnh: HUY TRÂN
Để hỗ trợ giáo viên, Bô Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng cẩm nang dạy học trực tuyến và sẽ tiến hành tập huấn riêng cho giáo viên về việc dạy học trực tuyến.
Trong đó có việc xây dựng bài giảng, ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng các phương pháp dạy học, đánh giá học sinh bằng hình thức trực tuyến.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục cũng chuẩn bị ban hành hướng dẫn về chuẩn tối thiểu (khung, mẫu) cho một bài giảng trên truyền hình và hướng dãn chuẩn (yêu cầu) tối thiểu về kỹ năng, phương pháp dạy trên truyền hình, tổ chức xây dựng các video bài giảng cho học sinh lớp 1,2 và lớp 6 (hiện đã phát chương trình day tiếng Việt, tiếng Anh lớp 1).
Đối với các lớp còn lại (3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12), Bộ Giáo dục và Đào tạo lên phương án tổng hợp các nguồn bài giảng hiện có ở địa phương, kết hợp điều phối, phân công địa phương và xã hội hóa việc sản xuất bài giảng.
Trước đó trong nhiệm vụ năm học, Bộ đã xác định năm học 2021-2022 là năm học phải chú trọng chuyển trạng thái, linh hoạt, thích ứng với tinh huống có dịch bệnh.
Theo đó, với tinh thần "ngừng đến trường nhưng không ngừng học", Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình và các phương thức khác áp dụng trong tình huống học sinh không thể học trực tiếp tại trường.
Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang bổ dung vào kho học liệu bài giảng, học liệu và kết nối với Hệ tri thức Việt số hóa chia sẻ dùng chung cho cả nước. Đồng thời, rà soát chương trình giáo dục các cấp học, xác định các nội dung cốt lõi cần đạt được của chương trình để hướng dẫn các địa phương tổ chức dạy học phù hợp tình hình dịch bệnh.
TTO - Đó là giải pháp được nhiều địa phương như Hà Nội, TP.HCM thực hiện trong ngày 7-9, ngày thứ hai học sinh cả nước chính thức bước vào năm học mới và học trực tuyến.