vĐồng tin tức tài chính 365

Chịu khó thêm thời gian để có kết quả bền vững

2021-09-14 10:56
Chịu khó thêm thời gian để có kết quả bền vững - Ảnh 1.

Chốt kiểm soát bảo vệ "vùng bình thường mới" tại phường Tân Quy, quận 7, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Tuy vậy, TP.HCM vẫn cố gắng lo các gói an sinh để người dân khó khăn yên tâm chống dịch.

Khi thực hiện gói hỗ trợ thứ nhất đã phát sinh số người dân khó khăn nhiều hơn thống kê. Do đó TP đã thực hiện gói hỗ trợ thứ hai nhưng vẫn phát sinh thêm. Bên cạnh cập nhật ngay người cần hỗ trợ, TP đang tính toán cho gói hỗ trợ thứ ba. Dự kiến gói hỗ trợ thứ ba lên gần chục ngàn tỉ đồng, vượt rất nhiều khả năng ngân sách nhưng đây là việc phải làm để đảm bảo cuộc sống cho bà con TP.

Ông PHAN VĂN MÃI nói về chính sách an sinh để người dân an tâm ở nhà chống dịch.

Dự kiến tiếp tục giãn cách đến hết tháng 9

Theo chủ tịch UBND TP, đến nay TP ghi nhận các tín hiệu đáng mừng, tích cực nhưng cũng có một số tiêu chí chưa đạt được. Để đảm bảo tiêu chí chống dịch bền vững hơn, hài hòa giữa an toàn phòng chống dịch với nhu cầu mở lại một số hoạt động, TP quyết định tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội trên địa bàn toàn TP theo tinh thần chỉ thị 16 thêm một thời gian nữa, dự kiến đến hết tháng 9. 

Một số địa bàn có kết quả kiểm soát dịch tốt như quận 5, 7, 11, huyện Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè... có thể áp dụng giãn cách theo tinh thần chỉ thị 16- hoặc 15.

Từ nay đến cuối tháng 9, TP sẽ tập trung đẩy nhanh tốc độ bao phủ vắc xin với mục tiêu phấn đấu mũi 1 đạt tỉ lệ cao nhất và đẩy nhanh tiêm mũi 2. TP cũng xác định đây là điều kiện để nhanh chóng mở cửa lại các hoạt động kinh tế - xã hội. 

Đồng thời, tập trung củng cố năng lực của hệ thống y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, đầu tư phát triển thêm y tế dự phòng, y tế công cộng, nâng cao năng lực điều trị ở tầng 2, tầng 3 nhằm tăng cường khả năng tiếp nhận và điều trị của hệ thống y tế khi TP tiến hành mở cửa.

Bên cạnh đó, TP sẽ chuẩn bị kỹ kế hoạch phục hồi kinh tế cho giai đoạn sau tháng 9 trở đi. TP cũng sẽ lấy ý kiến cộng đồng các doanh nghiệp, các chuyên gia, người dân để làm sao kế hoạch phải đáp ứng được mục tiêu vừa đảm bảo phòng chống dịch vừa phục hồi các hoạt động trong điều kiện có dịch. 

TP sẽ tiếp tục mở rộng thí điểm thêm một số dịch vụ an toàn để phục vụ nhu cầu của người dân và cộng đồng doanh nghiệp như sản xuất thực phẩm, thiết bị y tế, dược phẩm, vận tải, hệ thống ngân hàng, viễn thông...

Về việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp, ông Phan Văn Mãi cho rằng việc hỗ trợ người lao động cũng là hỗ trợ doanh nghiệp. TP đang tập hợp các kiến nghị của doanh nghiệp để một phần đề xuất với trung ương như chính sách về thuế, phí, tín dụng, bảo hiểm... TP sẽ có các gói kích cầu phục hồi sản xuất, hỗ trợ cho người lao động với phương châm sức mạnh của doanh nghiệp là sức mạnh của TP.

Chịu khó thêm thời gian để có kết quả bền vững - Ảnh 3.

Cảnh sát giao thông Cần Giờ, TP.HCM kiểm soát người lưu thông ra vào địa bàn huyện bằng quét mã QR đi lại nội địa - Ảnh: TỰ TRUNG

Nguy cơ bùng phát dịch khi mở cửa là có thật

Ông Phan Văn Mãi cho rằng rất nhiều quốc gia phát triển, có độ tiêm chủng bao phủ cao hơn, có hệ thống y tế tốt hơn, nhưng khi xuất hiện biến chủng Delta thì số ca mắc đã có sự tăng vọt, phải áp dụng biện pháp khẩn cấp. Dưới sức ép của giãn cách kéo dài, sức ép của sự phát triển kinh tế - xã hội, TP buộc phải mở cửa. Tuy nhiên, khi mở cửa thì nguy cơ bùng phát là có thật và đã diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, không loại trừ Việt Nam.

Lãnh đạo TP.HCM bày tỏ sự thấu hiểu mong muốn sớm mở lại các hoạt động bình thường của người dân, doanh nghiệp. Song, mở cửa phải đảm bảo an toàn. Kết quả TP đạt được có chuyển biến tích cực nhưng chưa đạt được tiêu chí kiểm soát. "Để bảo vệ kết quả này, chúng ta chịu khó thêm một thời gian nữa để kết quả bền vững hơn. Nếu đến cuối tháng 9, tình hình ở một số địa bàn tốt hơn thì TP sẽ mở dần ở địa bàn đó" - ông Mãi nói.

Từ đó Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP, ban chỉ đạo các cấp mong muốn cả hệ thống chính trị và người dân TP cùng nhau thực hiện đồng bộ nhất, hiệu quả nhất để đạt được kết quả cao nhất. 

"TP sẽ tiếp tục tập trung, nỗ lực hết sức mình, mong muốn đến cuối tháng sẽ có được kết quả phòng chống dịch tích cực hơn, toàn diện hơn, để có đủ cơ sở, đủ tự tin mở từng bước, phù hợp với tình hình. Hy vọng thời điểm đó chúng ta không còn phải chần chừ, không còn phải quá nhiều cân nhắc để quyết định như thời điểm này" - ông Mãi chia sẻ.

Theo ông Mãi, hiện tỉ lệ "vùng đỏ", "vùng cam" đã thu hẹp khá rõ và "vùng xanh" mở rộng hơn. TP đang tiến hành rà soát, vẽ lại bộ bản đồ "vùng xanh", kết quả đến giờ này có 53% tổ dân phố, tổ nhân dân đã là "vùng xanh", tỉ lệ ca dương tính giảm rõ rệt qua 3 đợt xét nghiệm. Về công tác tiêm vắc xin, đến nay TP đã đạt được trên 6,5 triệu liều vắc xin mũi 1 (hơn 90% dân số trên 18 tuổi), trên 1,3 triệu mũi 2 (19% dân số trên 18 tuổi).

Chịu khó thêm thời gian để có kết quả bền vững - Ảnh 4.

Người dân tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại quận Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Thẻ xanh không thể thay 5K và xét nghiệm

Trao đổi về "quyền lực" của thẻ xanh mà người dân đang quan tâm, ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho rằng thẻ xanh không thay thế cho giải pháp quan trọng nhất là 5K và xét nghiệm, người dân tránh hiểu lầm là có thẻ xanh thì không cần 5K và xét nghiệm.

Ông Lâm Đình Thắng - giám đốc Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM - chia sẻ sinh hoạt của người dân trong thời gian tới dựa trên những tiêu chí an toàn để kiểm soát và quản lý. Một trong những biện pháp để giám sát an toàn cho người dân là thẻ xanh COVID-19 và thẻ xanh này hiển thị trên một ứng dụng chứ không phải thẻ được cấp để đeo. 

Ứng dụng này sẽ tích hợp tất cả dữ liệu như tiêm vắc xin, kết quả xét nghiệm, cấp mã QR khai báo y tế và các phương tiện vận tải... để tạo sự thuận lợi cho người dân và thuận tiện hơn trong công tác quản lý.

Chịu khó thêm thời gian để có kết quả bền vững - Ảnh 5.

Nguồn: Bộ Y tế, Ban chỉ đạo phong chống dịch COVID-19 TP.HCM - Tổng hợp: XUAN MAI - Đồ họa: T.ĐẠT

Tiêu chí nào để có "bình thường mới"?

Lý giải về tiêu chí mà TP.HCM chưa đạt được trước 15-9, ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP - cho biết trong tiêu chí của Bộ Y tế có 1 tiêu chí rất khó, hiện nay TP chưa đạt được đó là số ca mắc phải giảm liên tục so với 2 tuần liền kề trước đó và phải thấp hơn 50% so với tuần lễ có ca mắc cao nhất. Theo ông Thượng, hiện nay biểu đồ ca mắc đang đi theo đường ngang, không lên nhưng cũng không xuống, dao động trung bình số ca mắc mới mỗi ngày từ 5.000 - 6.000 ca.

"Căn cứ vào dữ liệu, dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng khả quan. Một số chuyên gia dịch tễ cho hay rất khó để làm sạch F0 trong cộng đồng. Chúng tôi sẽ nỗ lực tiếp tục các giải pháp Bộ Y tế đưa ra, đồng thời sẽ có kiến nghị với bộ để có những tiêu chí phù hợp" - ông Thượng thông tin.

Trong khi đó, theo bà Nguyễn Thị Liên Hương - cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, nơi này hiện đang xây dựng hướng dẫn "Lộ trình từng bước trở lại trạng thái bình thường mới tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 16".

Hướng dẫn được xây dựng căn cứ trên các quy định hiện hành của cấp có thẩm quyền và các hướng dẫn chuyên môn của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quốc gia và Bộ Y tế; các tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và kinh nghiệm triển khai của gần 40 quốc gia/bang/tỉnh trên thế giới, cũng như kinh nghiệm triển khai tại các địa phương đã thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 như Bắc Ninh, Bắc Giang. Các tiêu chí hiện đang được xây dựng bao gồm: kiểm soát dịch, tỉ lệ giường hồi sức tích cực (ICU), tỉ lệ tiêm vắc xin, mức độ nguy cơ.

Trước đó, trong tháng 8 vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành tiêu chí kiểm soát dịch COVID-19 tại TP.HCM và các địa phương đang thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 với một số tiêu chí mà ông Thượng đã cho biết như trên. Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, TP.HCM đã giảm rõ rệt ở 2 tiêu chí số ca nhiễm tại cộng đồng và số ca tử vong.

Được biết, trong số 23 địa phương đã và đang thực hiện chỉ thị 16, có 8 địa phương gồm: Hậu Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Phú Yên, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau được xếp vào nhóm kiểm soát tốt dịch bệnh.

Nhóm 2 đang tiếp tục lộ trình thực hiện các tiêu chí kiểm soát dịch gồm: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, Hà Nội, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Tây Ninh, Bình Phước, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu.

3 tỉnh thành còn lại (nhóm 3) là TP.HCM, Bình Dương và Kiên Giang thuộc nhóm cần tiếp tục nỗ lực triển khai các giải pháp phòng chống dịch, tiến tới thực hiện các tiêu chí kiểm soát dịch.

Nhiều nước mở - siết là tình hình chung

Ông Lê Hải Bình - phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương - nêu một loạt dẫn chứng tình hình dịch bệnh ở các nước tiên tiến trên thế giới như ở Mỹ, Đức, Úc, Singapore... khi xuất hiện biến chủng Delta thì số ca mắc tăng vọt, các quốc gia này cũng đã có các biện pháp khẩn cấp là "phanh (thắng) gấp".

Vì thế, quá trình mở cửa phải có lộ trình, có sự kiểm soát, đánh giá liên tục để điều chỉnh cho phù hợp. Người dân, doanh nghiệp phải chuẩn bị tâm thế, đồng cảm, đồng hành với TP chống dịch. Căn cứ vào các điều kiện nhất định, điều kiện quốc gia và thế giới, nếu tốt hơn thì sẽ nới, nếu có gì bất thường phải siết chặt lại. Đây là nhận thức chung trên toàn cầu, cũng là nhận thức mà Thủ tướng đã nêu.

TP.HCM sẽ tiếp tục giãn cách thêm, dự kiến đến cuối tháng 9TP.HCM sẽ tiếp tục giãn cách thêm, dự kiến đến cuối tháng 9

TTO - Ông Phan Văn Mãi, chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết TP đã ghi nhận những tín hiệu đáng mừng, tích cực. Tuy nhiên để đảm bảo chống dịch bền vững hơn, hài hòa, an toàn và nhu cầu mở lại một số hoạt động, TP sẽ giãn cách xã hội thêm một thời gian.

Xem thêm: mth.81930438041901202-gnuv-neb-auq-tek-oc-ed-naig-ioht-meht-ohk-uihc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chịu khó thêm thời gian để có kết quả bền vững”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools