Bàn tới việc phục hồi giao thông, du lịch, các chuyên gia cho rằng, chiếc chìa khóa để có thể phục hồi phát triển kinh tế đó là tấm thẻ thông hành xanh (giấy chứng nhận hoặc hộ chiếu vaccine), theo tờ Công Thương.
Để triển khai chương trình này, hành khách cần phải thực hiện thủ tục truy cập vào hệ thống đăng ký của một quốc gia về xác nhận y tế phòng dịch COVID-19 và tiếp cận phương thức an toàn của quốc gia đó để xác định rằng họ có đủ điều kiện về y tế để đi lại.
Mặt khác, một quốc gia chấp nhận hình thức chứng nhận điện tử tại cửa khẩu cần phải được các quốc gia khác công nhận, hoặc được các quốc gia trong khu vực công nhận theo thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau.
Thời gian qua, nhiều quốc gia đã bắt đầu cho phép công dân dùng hộ chiếu vaccine (chứng nhận tiêm chủng vaccine COVID-19) để du lịch và sử dụng cho các hoạt động khác trong nước. Các chuyên gia tin rằng, chứng nhận này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển nội địa và quốc tế trong tương lai. Bởi việc kết nối lại các hoạt động đi lại, giao thương trên toàn cầu đang trở nên ngày càng cấp thiết.
"Trên thế giới, hầu hết các hộ chiếu vaccine được xuất trình dưới hình thức một mã QR hoặc chứng thực tương tự được gửi đến điện thoại thông minh của công dân", ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch, cho hay.
Nhiều quốc gia đã bắt đầu cho phép công dân dùng hộ chiếu vaccine để du lịch và sử dụng cho các hoạt động khác trong nước. (Ảnh minh họa: Getty Images)
Để giảm thiểu sự phân biệt đối với những người chưa hoặc chưa thể được tiêm chủng, một số hộ chiếu vaccine có kèm theo tiện ích xét nghiệm và/hoặc xác nhận hồi phục sau khi nhiễm COVID-19. Trong trường hợp công dân không có điện thoại thông minh, cơ quan chức năng cho phép thay thế thẻ thông hành điện tử bằng thẻ thông hành giấy.
Đại diện Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) đánh giá, hộ chiếu vaccine cho phép truy xuất nhanh thông tin về y tế phòng dịch COVID-19. Đồng thời, hộ chiếu vaccine áp dụng các giải pháp công nghệ sẽ đảm bảo thông tin là chính xác và duy nhất, khó có thể làm giả mạo, góp phần hạn chế tình trạng làm giả các giấy tờ xác nhận y tế phòng dịch COVID-19; giúp góp phần phục hồi các hoạt động giao thông vận tải, thương mại, du lịch, sản xuất... trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và có thể còn diễn biến lâu dài.
Tuy nhiên, hạn chế là khó tránh khỏi. Theo ông Hoàng Nhân Chính, thách thức đặt ra khi áp dụng hộ chiếu vaccine là làm sao tạo được sự tin cậy cả người dân và Chính phủ đối với thông tin y tế phòng dịch COVID-19, chứng nhận tiêm chủng vaccine) của mỗi cá nhân.
Để đạt được sự tin cậy, hộ chiếu vaccine cần phải chú trọng giải quyết về tính pháp lý và khả năng bảo mật thông tin. Ngoài ra, khi áp dụng giải pháp này, hộ chiếu vaccine cần phải cung cấp thông tin chính xác, minh bạch, kịp thời, đảm bảo không có sự giả mạo để đem lại sự công bằng cho mọi người dùng,
Ở thời điểm hiện tại, khi chiến dịch tiêm chủng đang được triển khai trên diện rộng, ông Hoàng Nhân Chính cho rằng, ngành du lịch nên kiến nghị Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai thí điểm sớm, đồng bộ thẻ thông hành xanh trên cả nước cho một bộ, ngành làm đầu mối và chịu trách nhiệm.
Thực tế, hiện đang có ứng dụng sổ sức khỏe điện tử của Bộ Y tế, xác định người dân tiêm đủ 2 mũi vaccine. Đây chính là cơ sở giúp cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát khách nội địa khi họ di chuyển.
VTV.vn - Thủ tướng Chính phủ cơ bản đồng ý với đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phương án thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.18605419051901202-ial-ort-hcil-ud-gnod-taoh-aud-mos-gnov-yk-hnax-hnah-gnoht-eht/et-hnik/nv.vtv