Một số gói an sinh xã hội đã được thực hiện và đã hỗ trợ người dân phần nào, đặc biệt là công nhân, nông dân và những người yếu thế. Tuy nhiên, việc thiết kế gói hỗ trợ và quá trình thực thi còn khó khăn, các chuyên gia cho rằng hỗ trợ tiền mặt là một giải pháp cấp thiết, thông tin trên VnEconomy.
Theo các chuyên gia tài chính, hỗ trợ tiền mặt có tác động tức thời, góp phần kích cầu tiêu dùng. Hỗ trợ tiền mặt là một trong những biện pháp phổ biến được nhiều quốc gia triển khai nhằm giúp người dân đối phó với tác động của dịch bệnh. Giải pháp này sẽ giúp người dân yên tâm hơn về nguồn tài chính, từ đó làm giảm sức ép phải ra ngoài kiếm sống. Hỗ trợ tiền mặt cũng gây ra ít tác động phụ so với các biện pháp tiền tệ và tài khóa khác.
Hỗ trợ tiền mặt là một trong những biện pháp phổ biến được nhiều quốc gia triển khai nhằm giúp người dân đối phó với tác động của dịch bệnh. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
Tham khảo kinh nghiệm quốc tế về triển khai hỗ trợ tiền mặt tại 4 quốc gia khá tương đồng với Việt Nam (về trình độ phát triển) là Nigeria, Peru, Sri Lanka, Togo (theo Báo cáo của Tổ chức ODI tháng 6/2021) cho thấy, chính sách hỗ trợ tiền mặt cần được đánh giá dựa trên các tiêu chí chính như tính thời điểm, số tiền hỗ trợ cần dựa vào nguồn vốn ngân sách, phương thức phát tiền.
Để triển khai nhanh chóng và thành công bước này, cần có yếu tố bao gồm sự phát triển của hạ tầng Internet, điện thoại di động, thanh toán qua ngân hàng, khả năng tận dụng và cải tiến (nếu cần) nền tảng công nghệ thanh toán hiện có; sự liên kết, chia sẻ giữa các tổ chức liên quan và điều chỉnh các quy định pháp luật thúc đẩy việc giải ngân.
VTV.vn - Theo lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, để đảm bảo an sinh xã hội cho người dân tiếp tục thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, thành phố sẽ mở thêm gói hỗ trợ gần 10.000 tỷ đồng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.63101848051901202-eht-uey-iougn-ort-oh-tam-neit-gnaht-mob-oc-gnut-auhc-taux-ed/et-hnik/nv.vtv