Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm quy mô lớn đã bắt đầu gia tăng sản xuất để đảm bảo cạnh tranh tốt tại thị trường tiềm năng này.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ đầu năm đến nay, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tôm sang EU khá tốt, duy trì ở mức 2 con số tính đến tháng 7.
7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 320,1 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2020. Nửa đầu tháng 8/2021, xuất khẩu sang thị trường này đạt 15,5 triệu USD, giảm 47% so với cùng kỳ. Tính tới 15/8/2021, xuất khẩu tôm Việt nam sang EU đạt 335,7 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020.
Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang EU những sản phẩm như: tôm sú PD hấp đông lạnh, tôm thẻ Nobashi đông lạnh, tôm thẻ HLSO tươi đông lạnh, tôm thẻ Nobashi đông lạnh, tôm thẻ chân trắng, lột vỏ, luộc sushi đông lạnh, tôm sú tươi PD đông lạnh, tôm thẻ sushi luộc đông lạnh, tôm sú tươi đông lạnh, tôm sú bỏ đầu PTO, tươi đông lạnh, tôm sú PD đông lạnh, tôm sắt luộc đông lạnh IQF, tôm thẻ PTO luộc cấp đông, tôm chân trắng PD, IQF tươi đông lạnh, tôm chân trắng tẩm vị xiên que…Việt Nam đang là nhà cung cấp tôm hấp và tôm giá trị gia tăng lớn nhất cho EU.
Sau một năm Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU có hiệu lực, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU cũng đã ghi nhận những sự tăng trưởng khá. Trong những tháng cuối năm, nhu cầu nhập khẩu tôm của thị trường này vẫn cao để phục vụ dịp lễ Giáng sinh, các nước dần mở cửa và vaccine đã được tiêm diện rộng.
Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm quy mô lớn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang lên kế hoạch phục hồi sản xuất để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu.
EU hiện là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Mỹ và Nhật Bản), chiếm 14,6% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường.
Các nguồn cung tôm tại châu Á cho thị trường EU gồm: Ấn Độ, Việt Nam, Bangladesh, Indonesia… Trước năm 2019, Ấn Độ luôn dẫn đầu, tiếp đó là Việt Nam và Bangladesh, Indonesia. Đến năm 2020, Việt Nam trở thành nguồn cung tôm tại châu Á lớn nhất cho EU, tiếp đến là Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia.
So với các khu vực khác, các nhà cung cấp châu Á chiếm thị phần cao nhất tại thị trường tôm EU. Tôm bóc vỏ bỏ chỉ lưng (PD) và tôm bóc vỏ để đuôi (PDTO) là 2 sản phẩm tôm được nhập khẩu nhiều nhất vào EU từ châu Á.
VTV.vn - 7 tháng đầu năm nay, sản lượng tôm xuất khẩu ước đạt 240.000 tấn, với giá trị gần 2,2 tỷ USD, tăng gần 16% cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.81411418051901202-ue-gnas-mot-uahk-taux-cot-gnat/et-hnik/nv.vtv