Toàn tỉnh An Giang còn trên 78.000 học sinh nghèo, khó khăn chưa có thiết bị để học trực tuyến - Ảnh: BỬU ĐẤU
Ngày 16-9, lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh An Giang cho biết ngày 20-9 tới đây, học sinh các cấp sẽ bước vào thực học trực tuyến năm học 2021-2022. Tuy nhiên, hiện nay toàn tỉnh có 78.725 em học sinh tiểu học, THCS, THPT chưa có thiết bị học trực tuyến (21,73%).
Trong số này có 12.000 học sinh thuộc hộ nghèo, 20.000 em thuộc diện cận nghèo và 3.000 em thuộc diện khó khăn cần được hỗ trợ trang thiết bị học trực tuyến.
Thầy Phan Thanh Liêm - hiệu trưởng Trường THCS Lê Hồng Phong, thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên - cho biết toàn trường có trên 50 học sinh chưa có máy tính, điện thoại thông minh để học trực tuyến.
Để xử lý tình huống này, ông yêu cầu các giáo viên sau khi dạy xong phải in tài liệu gửi lại cho phụ huynh có con em không học trực tuyến được để các em tự học tại nhà. Nếu sau ngày 27-9 có tổ chức học trực tiếp trở lại bình thường thì trường sẽ "chăm sóc đặc biệt" đối với nhóm học sinh này.
Trường THPT Tịnh Biên đã chuẩn bị sẵn sàng việc chia đôi lớp học đối với học sinh khối 12 và lắp đặt camera tương tác giữa 2 phòng học giúp học sinh quan sát, học tập - Ảnh: BỬU ĐẤU
"Trong trường hợp chia đôi lớp học thì chúng tôi cũng sẽ bồi dưỡng kiến thức nhiều hơn đối với nhóm học sinh này. Việc học trực tuyến đã giảm chất lượng rất nhiều so với trực tiếp rồi, nhưng học sinh lại không đủ điều kiện nữa thì chắc chắn chất lượng học tập sẽ tiếp tục giảm xuống. Tôi đã yêu cầu các giáo viên phải cô đọng chương trình giảng dạy, đi vào trọng tâm của chương trình", thầy Liêm nói.
Trước tình hình này, lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh An Giang đã triển khai kế hoạch "vận động đóng góp kinh phí, hiện vật trong toàn ngành" nhằm hưởng ứng chương trình "Sóng và máy tính cho em" của Chính phủ.
Theo đó, ngành giáo dục vận động mỗi cán bộ, nhà giáo, người lao động đóng góp tối thiểu 1 ngày lương hiện hưởng. Ngoài ra, nếu có điều kiện, các cán bộ, giáo viên và người lao động có thể đóng góp thêm bằng hiện vật như: laptop, máy tính để bàn, máy tính bảng, điện thoại thông minh còn mới hoặc đã qua sử dụng. Thời gian đóng góp từ ngày 15-9 đến hết ngày 30-9.
TTO - Do dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều trường học được trưng dụng làm cơ sở cách ly COVID-19 nên tất cả học sinh tại Bình Dương phải khai giảng trực tuyến. Sáng 15-9, tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định cho gần 150.000 học sinh đến trường.
Xem thêm: mth.53704340161901202-neyut-curt-coh-neik-ueid-oc-gnohk-hnis-coh-000-87-nert-oc-gnaig-na/nv.ertiout