Ông Nguyễn Hoài Nam - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
TP rút ngắn thời gian tiêm mũi 2 AstraZeneca
Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mũi 2 của vắc xin AstraZeneca tiêm cách mũi 1 từ 8 - 12 tuần, đối với Sputnik V là 3 tuần, đối với Pfizer là 3 tuần, đối với Moderna là 4 tuần.
Khoảng cách tiêm giữa mũi 1 và mũi 2 của mỗi loại vắc xin có sự khác nhau, tuy nhiên đa số đều dao động từ 3 - 4 tuần, chỉ riêng AstraZeneca là từ 8 - 12 tuần. Trong thời gian qua, TP.HCM vẫn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tuy nhiên trong tình huống đặc biệt có thể rút ngắn thời gian tiêm mũi 2 của AstraZeneca xuống 6 tuần.
Thực tế, thời gian đầu của dịch, TP.HCM và một số tỉnh thành đã áp dụng cách này, như ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, rất hiệu quả. Do đó Sở Y tế TP.HCM quyết định rút ngắn thời gian tiêm mũi 2 cho tất cả người dân TP.
Về câu hỏi vì sao TP áp dụng giãn cách xã hội thời gian dài nhưng đến nay số ca nhiễm vẫn cao, ông Nam cho biết trong thời gian vừa qua, TP áp dụng giãn cách xã hội, đẩy mạnh xét nghiệm "vùng đỏ", "vùng cam". Khi thực hiện xét nghiệm tầm soát diện rộng thì số ca dương tính vẫn có nhưng số ca chỉ dao động từ 4.000 đến 6.000. Thực tế trong thời gian vừa qua số ca dương tính ở "vùng đỏ", "vùng cam" giảm đáng kể.
Tỉ lệ dương tính ở "vùng đỏ", "vùng cam" đợt 1 là 3,6%, đợt 2 là 2,7% và khi kết thúc đợt 3 là 1,1%. Thời gian sắp tới TP vẫn tiếp tục rà đi soát lại, tối thiểu từ 2 - 3 lần để bóc tách F0.
Số học sinh khó khăn khi học online giảm
Ông Dương Trí Dũng - phó giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM - cho biết vừa qua ngành giáo dục đã triển khai công tác giáo dục cho năm học mới, cụ thể là tổ chức học online cho các em học sinh ở một số cấp học.
Số học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn về thiết bị đường truyền, điều kiện kết nối giữa gia đình với nhà trường khoảng 75.000 trường hợp. Tuy nhiên qua 1 tuần học, con số này đã giảm xuống. Cụ thể, theo tổng hợp của ngành giáo dục và đào tạo TP, TP còn 40.000 trường hợp vẫn còn khó khăn, đặc biệt trong vấn đề học online.
Ngành giáo dục và đào tạo TP đang cố gắng giảm thiểu các em gặp khó khăn. Đồng thời, nhà trường có rất nhiều chương trình hỗ trợ. Số học sinh gặp khó khăn giảm nhờ sự chăm lo đóng góp của nhiều thành phần xã hội, chính sách của TP và trung ương.
Qua các chương trình của các quận huyện, TP, trung ương, các em học sinh được đảm bảo trang thiết bị. Bên cạnh đó, hiện nay các em học sinh gặp khó khăn, không có trang thiết bị vẫn đảm bảo các kênh tiếp nhận qua chương trình trên đài truyền hình, hỗ trợ của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm... Các em vẫn tiếp cận được với chương trình một cách tốt nhất.
Về việc có mở lại các trường học tại "vùng xanh" không, ông Dũng cho biết ngành giáo dục và đào tạo TP cũng như các ngành khác vẫn đặt an toàn cho các đối tượng tham gia, từ học sinh đến giáo viên, trên hết.
Sở Giáo dục và đào tạo TP có tiêu chí an toàn trình UBND TP. Với các địa phương được công nhận là an toàn, trên cơ sở tiêu chí an toàn, Sở sẽ kiểm tra chương trình giáo dục trực tiếp để học sinh tiếp cận tốt nhất.
Theo ông Phạm Đức Hải - phó trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM, tính đến 15-9, có 315.623 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố, bao gồm 315.147 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 476 trường hợp nhập cảnh.
TP hiện đang điều trị 41.297 bệnh nhân, trong đó 2.967 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.544 bệnh nhân nặng đang thở máy và 22 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Trong ngày 15-9 có 2.507 bệnh nhân xuất viện (tổng số xuất viện cộng dồn từ 1-1 đến nay là 161.007), 160 trường hợp tử vong (tổng số tử vong cộng dồn từ 1-1 đến nay là 12.768).
Đến 15-9, tổng số mũi vắc xin đã triển khai tiêm là 8.452.609 mũi. Trong đó tổng số mũi 1 là 6.667.018, mũi 2 là 1.785.591, số người được tiêm trên 65 tuổi, người có bệnh nền là 969.451 mũi.
TTO - Thời gian qua quận đạt nhiều kết quả tích cực: 20 ngày không ghi nhận trường hợp tử vong do COVID-19 và có 2 phường đạt tỉ lệ tiêm vắc xin mũi 2 cho 100% người trên 18 tuổi.
Xem thêm: mth.17292237161901202-naut-6-noc-acenezartsa-ium-2-meit-naig-ioht-nagn-tur-mch-pt/nv.ertiout