Một người dân ở TP.HCM với giấy chứng nhận đã tiêm 2 mũi vắc xin ngừa COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo đó, từ 17h ngày 15-9 đến 17h ngày 16-9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 7 ca nhập cảnh và 10.482 ca trong nước tại 37 tỉnh thành phố: TP.HCM (5.735), Bình Dương (2.998), Đồng Nai (567), Long An (281), Kiên Giang (198), An Giang (126), Tiền Giang (81), Cần Thơ (60), Tây Ninh (58), Quảng Bình (43), Khánh Hòa (37), Đồng Tháp (33);
Bình Phước (30), Bà Rịa - Vũng Tàu (29), Bình Thuận (29), Đắk Lắk (26), Bình Định (22), Hà Nội (15), Quảng Ngãi (14), Ninh Thuận (12), Hậu Giang (10), Cà Mau (9), Phú Yên (9), Đắk Nông (8), Bến Tre (7), Sóc Trăng (7), Bạc Liêu (7);
Quảng Nam (6), Thanh Hóa (6), Trà Vinh (5), Nghệ An (4), Thừa Thiên Huế (3), Gia Lai (2), Đà Nẵng (2), Bắc Ninh (1), Hưng Yên (1), Lâm Đồng (1) và 7 ca nhập cảnh ghi nhận tại Quảng Bình (4), Tây Ninh (2), Tuyên Quang (1).
Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 101 ca. Tại một số tỉnh như sau: TP.HCM tăng 434 ca, Bình Dương giảm 230 ca, Đồng Nai giảm 241 ca, Long An giảm 143 ca, Kiên Giang tăng 15 ca.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 11.347 ca/ngày. 5 địa phương có số ca mắc cao là TP.HCM (320.823 ca), Bình Dương (169.073), Đồng Nai (37.736), Long An (29.570), Tiền Giang (12.642).
Có 14 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Phú Thọ, Ninh Bình.
Có 4 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Kon Tum, Quảng Ninh, Lào Cai.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 656.129 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.669 ca nhiễm). Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay) ghi nhận 651.726 ca, trong đó có 420.777 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Tổng số khỏi bệnh đến nay là 423.551 người, tăng 10.901 ca so với ngày trước đó.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 234 ca tử vong tại TP.HCM (160), Bình Dương (46), Long An (10), Tiền Giang (6), Nghệ An (3), Tây Ninh (2), Bến Tre (2), Thanh Hóa (1), Khánh Hòa (1), Kiên Giang (1), Cà Mau (1), Hà Nội (1). Ngoài ra bổ sung 5 ca tử vong tại Tiền Giang (3), Kiên Giang (2).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 256 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 16.425 ca, chiếm tỉ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỉ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Về tiêm chủng, trong ngày 15-9 có 715.550 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 32.296.517 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 26.307.653 liều, tiêm mũi 2 là 5.988.864 liều.
* Bộ Y tế ngày 16-9 yêu cầu khẩn tạm dừng hoặc đình chỉ các hoạt động tiêm chủng nếu vi phạm quy định chuyên môn, như tiêm vắc xin COVID-19 cho người dưới 18 tuổi và kết hợp vắc xin không theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
* Ngày 16-9, đoàn 600 cán bộ, sinh viên Trường ĐH Y Dược Cần Thơ đã lên đường hỗ trợ tỉnh Kiên Giang chống dịch. Đây là địa phương có diễn biến dịch COVID-19 đáng lo ngại và Thủ tướng đã yêu cầu tỉnh này cùng tỉnh Tiền Giang cố gắng kiểm soát dịch bệnh càng sớm càng tốt, chậm nhất là ngày 30-9.
* Ngày 16-9, nhiều hoạt động tại các vùng xanh, vùng vàng tại Đà Nẵng được tăng quy mô hoặc nối lại, giải quyết một số nhu cầu cấp thiết cho người dân.
* Đồng Nai ngày 16-9 chấp thuận cho phép nhân viên y tế mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ được tham gia điều trị cho các F0 trên địa bàn.
TTO - Một kỳ tích vừa được thiết lập tại khoa điều trị COVID-19 3B của Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), khi cụ bà 110 tuổi mắc COVID-19 nặng với nhiều bệnh nền hồi sinh sau 9 ngày chiến đấu với bệnh tật.