Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc mở cửa trở lại hoạt động sản xuất, góp phần khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố sau thời gian giãn cách xã hội, UBND thành phố ban hành Phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ an toàn cho doanh nghiệp sau ngày 18.9.
Nhằm giải quyết tình trạng đa số doanh nghiệp đã đóng cửa từ khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội, đang mong muốn được hoạt động trở lại, UBND thành phố Cần Thơ ban hành Phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ an toàn sau ngày 18.9 để chuẩn bị sẵn sàng cho việc mở cửa trở lại hoạt động sản xuất, góp phần khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố sau thời gian giãn cách xã hội,
Về các điểm chính của Phương án, UBND TP cho biết sẽ đưa ra khung vận hành thận trọng, để cả doanh nghiệp và các cấp chính quyền làm chủ được quy mô, sao cho phù hợp với năng lực của doanh nghiệp và địa phương (30% - 50% - 70% và cao hơn).
Đồng thời, tận dụng nguồn lực của chính doanh nghiệp và có sẵn trên thị trường để giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế địa phương.
UBND TP cho biết sẽ tăng cường an toàn tại nơi sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (bổ sung quy định người lao động đeo mặt nạ chống giọt bắn, phân luồng triệt để, bố trí thêm vùng đệm an toàn). Đưa ra các công cụ và biện pháp để chính quyền sở tại có thể giám sát quá trình triển khai, thực hiện.
Để triển khai, TP đưa ra các giải pháp tiếp cận để mở cửa hoạt động trở lại của các doanh nghiệp. Cụ thể, việc mở cửa sẽ theo giai đoạn, lộ trình từng bước vững chắc, đồng thời, giảm gánh nặng cho hệ thống y tế ở mức tối đa.
Các giai đoạn triển khai gồm:
Giai đoạn 1: Khi các doanh nghiệp đáp ứng.
Có đề án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch được cơ quan có thẩm quyền quản lý phê duyệt.
Ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các ngành nghề, lĩnh vực thiết yếu, các doanh nghiệp xuất khẩu, các loại hình kinh doanh, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống. Riêng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ bản thì cho phép mở lại hoạt động 100%, nếu có yêu cầu và đáp ứng đầy đủ tiêu chí phòng, chống dịch.
Mức độ sử dụng lao động trong giai đoạn này tương ứng với tỉ lệ người lao động được tiêm đủ 2 mũi trong 2 tuần trở lên hoặc 1 mũi trong 4 tuần trở lên.
Giai đoạn 2: Các điều kiện cũng tương tự giai đoạn I, tuy nhiên:
Về ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thể mở rộng thêm, trừ những ngành nghề, lĩnh vực như: vui chơi giải trí, trò chơi điện tử, quán bar, vũ trường... và những lĩnh vực chưa thiết yếu khác.
Tình hình kiểm soát dịch bệnh của thành phố ngày càng tốt hơn.
Giai đoạn 3: Các điều kiện cũng tương tự giai đoạn 1.
Cho phép mở lại tất cả ngành nghề, lĩnh vực. Tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, số ca lây nhiễm trong cộng đồng rất ít mỗi ngày, liên tục từ 14 ngày trở lên (1-2 ca).
Các biện pháp an toàn
Đối với các biện pháp bảo đảm an toàn, UBND TP yêu cầu tuân thủ quy định về giãn cách đối với tất cả người lao động trở lại làm việc.
Người lao động cam kết chỉ di chuyển giữa nhà (nơi ở) và nơi làm việc. Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hệ thống vận tải cho phép, có thể bố trí xe đưa đón theo cụm, tuyến. Mỗi xe chở 1/2 số ghế, đảm bảo giữ khoảng cách giữa mỗi người trên xe. Xe đưa đón được khử khuẩn sau mỗi lượt trả khách, lái xe được tiêm vaccine ít nhất 1 mũi và phải có xét nghiệm PCR với kết quả âm tính mỗi lần/tuần. Chi phí đưa đón do doanh nghiệp tự trả.
Người lao động được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân và phải tuân thủ 5k.
Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thể tổ chức điểm mua bán hàng hóa hoặc chợ tạm (nếu có điều kiện), giúp người lao động mua lương thực, thực phẩm về dùng trong gia đình, hạn chế việc đi chợ và vào các siêu thị.
Riêng tại nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, TP yêu cầu phải thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19; xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch; kế hoạch phòng ngừa, giám sát, tự đánh giá theo định kỳ, thay đổi hoại động khi cần thiết.
Ký cam kết với người lao động và chính quyền địa phương về cách thức hoạt động, quyền lợi của người lao động khi tham gia hoạt động trở lại. Có kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện phòng, chống dịch thường xuyên, công bố kết quả với người lao động.
Người lao động phải đeo khẩu trang, tấm chắn giọt bắn mọi lúc, mọi nơi, trừ khi ăn uống. Xét nghiệm âm tính cho toàn thể người lao động trước khi quay trở lại làm việc.
Tiến hành xét nghiệm nhanh theo mẫu gộp thường xuyên cho người lao động.
Các doanh nghiệp, công ty, nhà máy cần phối hợp với CDC hoặc Trung tâm y tế quận, huyện tập huấn cho đội ngũ y tế nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh về công tác phòng, chống dịch, nhất là các khâu xét nghiệm, sàng lọc, phát hiện F0, cách ly F1...
Phân luồng để đảm bảo mỗi xưởng sản xuất hoặc mỗi khu vực kinh doanh, dịch vụ tách biệt tối đa, từ lúc cổng vào, gửi xe, làm việc, căng tin, khu vực vệ sinh...
Xem thêm: odl.236459-981-yagn-uas-oht-nac-o-peihgn-hnaod-ohc-taux-nas-cuhp-iohk-pahp-iaig/et-hnik/nv.gnodoal