Biểu đồ số mắc COVID-19 hằng ngày của Hà Nội tính từ 11-8 - Biểu đồ: CDC HÀ NỘI
Tính từ 17h ngày 16-9 đến 17h ngày 17-9, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.521 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 11.506 ca ghi nhận trong nước, TP.HCM (5.972), Bình Dương (4.013);
Đồng Nai (345), Long An (273), Kiên Giang (180), Tiền Giang (118), Tây Ninh (114), An Giang (106), Quảng Ngãi (52), Cần Thơ (50), Quảng Bình (37), Đồng Tháp (35), Khánh Hòa (35), Bình Phước (21), Bình Thuận (18), Hà Nội (15);
Bạc Liêu (14), Ninh Thuận (13), Quảng Trị (12), Bà Rịa - Vũng Tàu (12), Hậu Giang (11), Phú Yên (10), Bình Định (9), Nghệ An (9), Đà Nẵng (8 ), Sóc Trăng (6), Lâm Đồng (3), Vĩnh Long (3), Thừa Thiên Huế (3), Thanh Hóa (3), Cà Mau (3), Bến Tre (1), Quảng Nam (1), Gia Lai (1), trong đó có 6.656 ca trong cộng đồng.
Trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.024 ca. Một số tỉnh thành có số mắc lớn, TP.HCM tăng 237 ca, Bình Dương tăng 1.015 ca, Đồng Nai giảm 222 ca, Long An giảm 8 ca, Kiên Giang giảm 18 ca.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 11.090 ca/ngày. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 667.650 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 663.232 ca, trong đó có 430.691 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 14/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Phú Thọ, Ninh Bình.
Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Kon Tum, Quảng Ninh, Lào Cai.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (326.795), Bình Dương (173.086), Đồng Nai (38.081), Long An (29.843), Tiền Giang (12.760).
Về tình hình điều trị, số bệnh nhân khỏi bệnh trong ngày là 9.914, tổng số ca được điều trị khỏi cho đến nay là 433.465 ca.
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.505 ca, trong đó thở oxy qua mặt nạ: 3.507; thở oxy dòng cao HFNC: 972; thở máy không xâm lấn: 131; thở máy xâm lấn: 862; ECMO: 33.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Số bệnh nhân tử vong tiếp tục giảm thêm, đặc biệt ở TP.HCM, Bình Dương
Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các sở y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 212 ca tử vong tại TP.HCM (166), Bình Dương (28), Long An (2), Tiền Giang (2), Tây Ninh (2), Đà Nẵng (2), Cà Mau (1), Khánh Hòa (1), Bình Thuận (1), Đồng Tháp (4), Cần Thơ (1), Bình Định (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 250 ca, là mức thấp nhất trong hơn 1 tháng qua, trong các tuần trước đây, con số này có thể lên tới 340 ca/ngày và thậm chí cao hơn.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 16.637 ca, chiếm tỉ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỉ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Trong ngày 16-9 có 630.323 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 33.006.632 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 26.821.906 liều, tiêm mũi 2 là 6.184.726 liều.
Bộ Y tế vừa ban hành thông tư số 13/2021/TT-BYT ngày 16-9-2021 về việc Quy định cấp số lưu hành, nhập khẩu trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong trường hợp cấp bách.
Tiếp tục huy động, hỗ trợ nhân lực phòng, chống dịch COVID-19 cho TP.HCM, các bệnh viện tuyến trung ương, sở y tế một số tỉnh, thành phố đã cử 3 đợt với tổng số là 3.216 cán bộ, với 947 bác sĩ, 2.077 điều dưỡng, 164 kỹ thuật viên, 100 giáo viên, sinh viên tham gia lấy mẫu xét nghiệm, điều trị... tại TP.HCM và khu vực lân cận.
TP.HCM: từ nay đến hết ngày 30-9, tại các vùng đỏ, vùng cam sẽ lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người dân 3 lần trong 7 ngày theo hộ gia đình với phương pháp test nhanh mẫu gộp (2-3 người/test/hộ gia đình) hoặc xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp theo hộ gia đình (toàn bộ thành viên trong 1 hộ gia đình/mẫu gộp).
Tại các vùng vàng, vùng xanh, vùng cận xanh sẽ thực hiện xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp đại diện hộ gia đình với tần suất 5-7 ngày/lần.
TP Hà Nội: Tiến hành rà soát lại toàn bộ các đối tượng đã tiêm mũi 1, trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch tiêm phủ mũi 2, gửi Sở Y tế tổng hợp để tham mưu thành phố làm việc với Bộ Y tế để kịp thời được phân bổ vắc xin tiêm mũi 2, phấn đấu từ nay đến cuối năm sẽ hoàn thành, đảm bảo đúng thời gian theo quy định với từng loại vắc xin.
Tỉnh Kiên Giang: từ ngày 17 đến 21-9 tập trung các nguồn lực xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2, với tinh thần quyết liệt bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, cắt đứt nguồn lây nhiễm, phấn đấu đạt mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh trên địa bàn, chuyển vùng nguy cơ cao thành vùng bình thường mới. Thực hiện hoạt động này, 100% người dân trong vùng cách ly y tế trên địa bàn sẽ được xét nghiệm sàng lọc.
Tại Hà Nội, ngày 17-9 ghi nhận 12 ca mắc, tất cả đều trong khu cách ly, khu phong tỏa và là ngày có số mắc thấp nhất tính từ 17-7 đến nay.
TTO - Hộ 2 người, hộ 7-8 người vẫn nhận 1,5 triệu đồng/hộ (hoặc 1,2 triệu đồng và phần quà 300.000 đồng), trong khi lao động tự do thuộc 6 ngành nghề lại chi theo cá nhân và được nhận 3 triệu đồng 2 đợt...