Chị Nguyễn Thị Khánh Thủy (chủ quán phở Ấm, Q.7) cùng nhân viên chuẩn bị để mở bán trở lại
Tại một quán bún bò trên đường Nguyễn Kiệm (Q.Phú Nhuận), nhân viên ở đây chủ yếu từ miền Trung vào. Trong lúc giãn cách họ bị kẹt lại, không thể về quê nên chị Trương Thị Hạnh (chủ quán) đã hỗ trợ nhân viên ăn ngủ tại quán cho đến nay.
Còn chị Nguyễn Thị Khánh Thủy (phở Ấm, Q.7) cho biết ngay sau khi có chỉ thị được bán trở lại ngày 15-9, chị vừa vui mừng, vừa sẵn sàng "3 tại chỗ" cho nhân viên. Trước khi bán, chị rao trên các trang mạng xã hội và chốt đơn 200 tô phở.
"May mắn là quán tôi nằm ở Q.7, một trong ba quận huyện được thí điểm hoạt động. Nguyên vật liệu tôi mua ở mối quen, một số chỗ cũng đã hoạt động trở lại thì đặt họ giao đến tận nơi cho mình. Tôi cũng thực hiện kỹ công tác phòng chống dịch, nhân viên đã tiêm ngừa, quán cũng rộng nên tiện cho việc sắp xếp chỗ ăn nghỉ cho nhân viên" - chị Thủy nói thêm.
Chị Trương Thị Hạnh (chủ quán bún bò trên đường Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận) sắp xếp ghế để shipper ngồi chờ
Hàng quán chỉ bán mang đi thông qua các app
Shipper ngồi chờ đơn hàng tại một tiệm trên đường Nguyễn Thị Thập, Q.7, TP.HCM
Giấy phép kinh doanh, tiêm vắc xin, test COVID-19, chỗ ăn ở cho nhân viên là điều kiện đủ để các hàng quán hoạt động trở lại
Anh Nguyễn Thanh Đào (quê Quảng Ngãi, bìa trái) cùng các nhân viên khác ăn ở, sinh hoạt tại chỗ tại một quán ở Q.Phú Nhuận
TTO - Muốn ăn bún bò, hủ tiếu, hay uống cà phê, trà sữa..., nhiều người dân ở TP.HCM phải đứng trước hai lựa chọn: một là chấp nhận trả tiền cao gấp đôi bình thường, hai là nhịn.
Xem thêm: mth.54835230281901202-ial-ort-nod-tohc-uad-tab-mch-pt-ob-nub-ohp-nauq-ueihn/nv.ertiout