vĐồng tin tức tài chính 365

“Áo” của "con cưng" vừa thay đã bị làm giả, cha đẻ gạo ST25 đau đầu

2021-09-19 14:06

Gạo ngon nhất thế giới bị làm giả

Ông Hồ Quang Cua, "cha đẻ" gạo ST25, gạo ngon nhất thế giới năm 2019, cho biết, để ngăn chặn tình trạng người tiêu dùng mua nhầm gạo bị làm nhái, từ đầu tháng 8, doanh nghiệp của ông ở Sóc Trăng đã tung ra thị trường sản phẩm bao bì mới, in hình ông Cua.

Tuy nhiên, sau khi có mặt trên thị trường được vài ngày, tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã xuất hiện sản phẩm nhái với tên "Gạo ông Cua".

“Áo” của con cưng vừa thay đã bị làm giả, cha đẻ gạo ST25 đau đầu - Ảnh 1.

"Áo" của "con cưng" vừa thay đã bị làm giả: Cha đẻ gạo ST25 đến đau đầu.

Theo đại diện doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí (doanh nghiệp của ông Cua - PV) từ ngày 11/7, doanh nghiệp đã áp dụng tem chống hàng giả trên tất cả bao bì Gạo ông Cua ST25 và Gạo ông Cua ST25 lúa tôm (loại túi 5kg). Người mua có thể dễ dàng quét mã QR bằng điện thoại có kết nối internet hoặc cài app. Mỗi sản phẩm có mã số độc nhất.

Phía doanh nghiệp khuyến cáo người mua nên kiểm tra tem trên sản phẩm, đọc kỹ hướng dẫn tra cứu tem chống hàng giả in trên bao bì, liên hệ số điện thoại in trên bao bì nếu có bất thường.

Nỗi buồn quán "vùng xanh" Hà Nội

Từ 12h trưa 16/9, Hà Nội cho phép mở hoạt động kinh doanh, dịch vụ ăn uống bán mang về tại 19 quận, huyện "vùng xanh", song nhiều quán ăn vẫn "ngủ đông", cửa đóng then cài.

Đến 10h sáng 17/9, chị Huyền, chủ một quán bún riêu trên đường Tô Hiệu (Cầu Giấy, Hà Nội) mới bán được 2 bát cho khách mang về. Chị cho biết ngày 16/9 chưa kịp mở bán do phải đến dọn dẹp và chuẩn bị nguyên liệu. Tuy nhiên, sự háo hức sau 2 tháng trở lại của chị lại không tốt như kỳ vọng. Nếu tình hình này vẫn tiếp diễn, khả năng cao, chị sẽ lại đóng cửa "ngủ đông".

"Giá thực phẩm, nguyên liệu đầu vào hiện tăng cao, gấp 1,5 - 2 lần so với trước đây, trong khi đó, quán thì không dám tăng giá bán sợ mất khách. Nhưng cứ thế này, tôi nghĩ mình không trụ nổi bởi tiền thuê nhân công, mặt bằng, tiền điện nước tính ra quá tội", chị nói.

“Áo” của con cưng vừa thay đã bị làm giả, cha đẻ gạo ST25 đau đầu - Ảnh 2.

Nỗi buồn quán "vùng xanh": Thực phẩm tăng giá, cả sáng bán được 2 bát bún.

Chị Liên, chủ một bánh đa cá rô ở Cầu Giấy (Hà Nội) cũng lo lắng. Do bởi, 2 ngày nay, lượng khách đến quán chị giảm mạnh, chỉ bằng 1/4 so với trước. Không những thế, việc nhập thực phẩm, nguyên vật liệu ở quán cũng rất khó khăn.

"Cụ thể, bánh đa là nhà tôi chuyên nhập ở Hải Phòng, giờ không lấy hàng được thì phải chuyển sang nhà khác ở Hà Nội, giá thì cao hơn mà hàng không chuẩn bằng. Còn một số mặt hàng như cá, rau thơm, gia vị đều tăng. Trong đó, giá cá từ 60.000 đồng/kg đã lên 80.000 đồng/kg, chưa kể tiền phí vận chuyển cũng nhảy vọt", chị cho hay.

Thiếu hụt shipper ở TP Hồ Chí Minh

Anh Ngô Đức Huy (ngụ quận 7), kể khi biết tin shipper được di chuyển liên quận, cả nhà đã đặt bún bò về ăn nhưng phải mất một tiếng mới có tài xế nhận đơn. Quán bún mà anh mua hàng nằm ở cùng quận, nhưng chờ rất lâu anh không gọi được shipper.

Chị Thùy Dương (ngụ quận Tân Bình) cũng đặt shipper của Grab để giao thực phẩm cho người thân ở Quận 10, nhưng gần 2 tiếng không thể tìm được tài xế.

“Áo” của con cưng vừa thay đã bị làm giả, cha đẻ gạo ST25 đau đầu - Ảnh 3.

Người dân TP Hồ Chí Minh có thể phải chờ 1 - 2 tiếng để tìm shipper.

Lý giải về việc trên, đại diện một ứng dụng giao hàng cho biết, số lượng shipper còn làm việc tại thành phố rất ít nên người dân khó đặt tài xế hơn bình thường.

Trong thời gian tới, việc thiếu hụt shipper vẫn có thể xảy ra bởi một bộ phận tài xế đã về quê tránh dịch.

Đại diện ứng dụng giao hàng này chia sẻ, đơn vị đang áp dụng các chính sách tăng thu nhập, đảm bảo quyền lợi, tạo động lực cho shipper tiếp tục làm việc trong bối cảnh xét nghiệm 2 ngày/lần và đối mặt với những rủi ro lây nhiễm bệnh.

"Việc thiếu hụt shipper sẽ diễn ra trong 1 - 3 tháng tới. Khi nào các hoạt động của thành phố được bình thường hóa và lao động ngoại tỉnh quay trở lại thì số lượng shipper mới được dồi dào như trước" - đại diện ứng dụng giao hàng thông tin, đồng thời chia sẻ việc thiếu hụt tài xế cũng xảy ra ở đơn vị này.

Nhiều shipper cho rằng họ chưa thể quay trở lại công việc do danh sách đăng ký với Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh gặp trục trặc. Cụ thể, các tài xế đã đăng ký thông tin với Sở Công Thương từ trước nhưng hôm nay tìm lại để ra đường thì không hiển thị nên họ ở nhà.

Trung Quốc tạm dừng nhập thanh long trong 7 ngày

Chiều tối 16/9, Bộ Công Thương cho biết đã nhận được thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh về việc chính quyền Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc thông báo tạm dừng thông quan nhập khẩu đối với mặt hàng thanh long của Việt Nam qua khu vực Cầu phao tạm Đông Hưng.

Thời gian là 7 ngày, từ ngày 15/9 đến 21/9 do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bao bì bọc quả thanh long và thùng carton đựng thanh long nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo thông báo của phía Đông Hưng, sau 23h ngày 21/9, mặt hàng thanh long sẽ tự động được khôi phục thông quan nhập khẩu qua địa điểm này.

Tuy nhiên, phía Trung Quốc cũng cho biết nếu tiếp tục phát hiện virus SARS-CoV-2 (bằng phương pháp xét nghiệm PCR) trên thanh long hoặc mặt hàng khác, cơ quan phòng chống dịch COVID-19 Đông Hưng sẽ gia hạn thời gian tạm dừng thông quan nhập khẩu thêm một tuần đối với mặt hàng đó, nếu 3 lần dương tính thì thời gian tạm dừng thông quan là 4 tuần.

Thị trường Tết Trung thu "mất mùa"

Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp khiến thị trường hàng hóa phục vụ Tết Trung thu năm nay khá trầm lắng so với các năm trước. Trong bối cảnh Cần Thơ đang thực hiện theo nguyên tắc Chỉ thị 16, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này giảm đáng kể.

Tại cơ sở phân phối bánh Trung thu Út Dương (ở phường Tân An, quận Ninh Kiều), anh Trần Công Chánh, đại diện cơ sở, cho biết năm nay số lượng bánh Trung thu được cơ sở nhập về bán rất ít, chỉ khoảng 30% so với các năm trước.

"Mở cửa đã 2 tuần nay nhưng sức mua hiện tại khá chậm, giảm nhiều lần so với lúc trước. Mọi năm vào thời điểm này, bánh Trung thu được tiêu thụ rất nhiều, doanh thu mỗi ngày bán cho khách từ 40 - 50 triệu đồng, còn hiện tại chỉ thu được từ 10 - 15 triệu đồng/ngày", anh Chánh cho hay.

Chị Trần Thị Mỹ Lan, chủ gian hàng bánh Trung thu trên đường 30/4 buồn bã tâm sự, những năm trước chị đều mướn mặt bằng ngoài ngã tư đường trung tâm để bán bánh Trung thu kiếm thêm thu nhập nhưng năm nay chị chỉ có thể dùng tạm mặt bằng trước cửa nhà để bán bánh. Vị trí nhỏ hẹp, ít người qua lại càng khiến sức mua giảm đáng kể.

Biết trước tiêu thụ chậm nên chị Lan chỉ dám nhập các loại bánh phổ biến như thập cẩm, gà quay, đậu xanh trứng muối… nhưng với số lượng ít.

"Khách hàng hiện tại chủ yếu đến mua lẻ một, hai cái để ăn cho có không khí Trung thu. Lâu lâu mới có khách đến hỏi mua sỉ làm quà biếu. Hiện tại, một ngày tôi lãi được 200.000 đồng đã là may mắn", chị Lan chia sẻ.

Gạo ST25 bắt đầu khan hàng tại MỹGạo ST25 bắt đầu khan hàng tại Mỹ

VTV.vn - Tại Mỹ, gạo ST25 tuy chưa tăng giá nhưng đang bị khan hiếm nguồn cung.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.4245502191901202-uad-uad-52ts-oag-ed-ahc-aig-mal-ib-ad-yaht-auv-gnuc-noc-auc-oa/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

““Áo” của "con cưng" vừa thay đã bị làm giả, cha đẻ gạo ST25 đau đầu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools