vĐồng tin tức tài chính 365

Chuỗi cung ứng nông sản Đông Nam Á đứt gãy

2021-09-20 11:29

Sự gia tăng gần đây của các ca nhiễm Covid-19 ở Đông Nam Á đã làm tắc nghẽn các cảng, đóng cửa các đồn điền và nhà máy chế biến, gây ra sự gián đoạn kéo dài với các nguyên liệu thô như dầu cọ, cà phê.

Những hạn chế đi lại ở Malaysia, nhà sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới, đã ngăn cản người lao động nhập cư đến các đồn điền, làm tăng giá loại dầu nguyên liệu phổ biến được sử dụng để làm kẹo thanh, dầu gội đầu và nhiên liệu sinh học.

Trong khi đó, giãn cách xã hội ở Việt Nam, nhà xuất khẩu cà phê số hai thế giới về khối lượng, đã làm trì hoãn quá trình chế biến và xuất khẩu hạt cà phê. Điều này càng làm tăng những lo ngại về nguồn cung cà phê do thời tiết xấu ở Brazil.

"Những cú sốc về nguồn cung này gây ảnh hưởng trên toàn cầu vì Việt Nam và Malaysia chiếm thị phần lớn với các mặt hàng chủ chốt", Trinh Nguyễn, chuyên gia kinh tế cấp cao của Natixis, đánh giá.

Một đồn điền dầu cọ ở Malaysia. Ảnh: Reuters

Một đồn điền dầu cọ ở Malaysia. Ảnh: Reuters

Các doanh nghiệp hàng tiêu dùng Unilever, J.M. Smucker, cà phê Folgers, cho biết giá nguyên liệu thô ngày càng tăng đang góp phần gây áp lực chi phí. "Giá dầu cọ, một thành phần quan trọng trong các sản phẩm làm sạch da, hiện cao hơn 70% so với mức trung bình dài hạn. Nhu cầu tăng và sản lượng thu hoạch thấp hơn khiến giá cả tăng lên", Graeme Pitkethly, giám đốc tài chính của Unilever, cho biết. Ông nói thêm rằng công ty đã tăng giá một số sản phẩm.

Một lý do khiến giá dầu cọ tăng cao là do số ca bệnh Covid-19 ở Malaysia tăng đột biến. Nước này gần đây đã ghi nhận khoảng 19.000 ca mắc mới và 400 ca tử vong mỗi ngày trong đợt bùng phát tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu. Việc hạn chế đi lại được áp dụng kể từ tháng 3 năm ngoái đã khiến người lao động khó tiếp cận đồn điền, dẫn đến số lượng lao động giảm dần. Ngành dầu cọ phụ thuộc vào những người di cư từ Indonesia, Bangladesh và Ấn Độ.

Các biện pháp kiềm chế dịch bệnh cứng nhắc được đưa ra trong những tháng gần đây đã làm tăng thêm thách thức mà các công ty dầu cọ phải đối mặt. Khi các đồn điền bùng phát ca nhiễm, các công ty buộc phải đóng cửa.

Sime Darby Plantation cho biết tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng cao. Họ đang cần khoảng 6.000 vị trí so với 2.000 người như hồi tháng 3/2020. Công ty này sản xuất khoảng 6% dầu cọ thô của Malaysia vào năm ngoái. Tình trạng thiếu lao động và lượng mưa thấp hơn đã góp phần khiến sản lượng dầu cọ Malaysia giảm 5% trong nửa đầu năm nay. Vì vậy, họ đã đầu tư vào cơ khí hóa và tự động hóa mới để giảm sự phụ thuộc vào lao động thủ công.

FGV Holdings, đơn vị sản xuất khoảng 15% lượng dầu cọ thô của Malaysia, cho biết phải đối mặt với những thách thức trong việc sản xuất, khi dịch bệnh bùng phát. Các ca dương tính phát hiện trong nhà máy đã buộc họ dừng hoạt động những địa điểm đó. Ảnh hưởng tổng thể là xuất khẩu dầu cọ nước này trong 8 tháng đầu năm 2021 giảm 13,6% so với cùng kỳ 2020, theo dữ liệu từ Hội đồng Dầu cọ Malaysia.

"Không có đủ nhân công đi khắp nơi để thu hoạch trái cây", Ivy Ng, Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh doanh nông sản tại CGS-CIMB Securities ở Malaysia, đánh giá. Khi chính phủ có kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế cuối năm nay, bà Ng dự đoán các quy định về lao động nước ngoài sẽ được nới lỏng vào đầu năm tới, điều này sẽ giúp các đồn điền dầu cọ có thêm nhân lực.

Một kho trữ cà phê ở Việt Nam vào năm 2019. Ảnh: Reuters

Một kho trữ cà phê ở Việt Nam vào năm 2019. Ảnh: Reuters

Covid-19 cũng đang ảnh hưởng đến cà phê. Bắt đầu từ tháng 7, đợt bùng phát ở Việt Nam đã khiến chính phủ đưa ra các biện pháp hạn chế di chuyển, gây cản trở các chuyến hàng. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới, được sử dụng để pha cà phê hòa tan và cà phê espresso.

"Các nhà xuất khẩu Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa, bao gồm cà phê nhân robusta và các sản phẩm của King Coffee, đến các cảng để vận chuyển trên thế giới", bà Lê Hoàng Diệp Thảo, Giám đốc điều hành TNI King Coffee và Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, cho biết.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam từ tháng 1 đến ngày 15/8 đã giảm 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái. "Các thương nhân trong và ngoài nước đang vô cùng lo lắng", bà Thảo nói và cho biết thêm rằng hiệp hội cà phê đang vận động chính phủ Việt Nam nới lỏng các hạn chế để tránh giao hàng chậm trễ.

Các công ty cà phê lớn thường sử dụng cả cà phê robusta và arabica trong hỗn hợp chế biến của họ. Giá cả hai loại đã tăng mạnh trong năm nay, chủ yếu do hạn hán và sương giá ở Brazil, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Những khó khăn trong sản xuất của Việt Nam trong nhiều tháng qua đang góp phần đẩy giá lên tiếp.

Các công ty cà phê phương Tây cho biết giá cao hơn sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng. "Chi phí cà phê đã tăng lên", Tucker Marshall, Giám đốc Tài chính của Smucker, cho biết hồi tháng 8.

Michael Orr, phát ngôn viên của JDE Peet’s, cho biết công ty cà phê Hà Lan này năm qua "đã chứng kiến sự gia tăng mạnh về nguyên liệu, cước phí và các chi phí khác", đòi hỏi công ty phải thực hiện các biện pháp thích hợp. "Trong lịch sử, những biến động đáng kể về giá cà phê nhân đã được phản ánh trên thị trường và chúng tôi dự báo tiền lệ đó sẽ tiếp tục", vị này nói.

Phiên An (theo WSJ)

Xem thêm: lmth.2309534-yag-tud-a-man-gnod-nas-gnon-gnu-gnuc-iouhc/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chuỗi cung ứng nông sản Đông Nam Á đứt gãy”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools