vĐồng tin tức tài chính 365

120 ngày không có việc làm - Kỳ 2: Khi công nhân không thể đến nhà máy

2021-09-21 12:07
120 ngày không có việc làm - Kỳ 2: Khi công nhân không thể đến nhà máy - Ảnh 1.

Cắt giảm chi tiêu, kể cả tiền sữa của con là cách chị Tâm đang làm để cầm cự - Ảnh: DIỆU QUÍ

Mấy tháng qua, nữ công nhân này đều phải nhờ mẹ già và chị gái ở quê chăm sóc, lo tiền ăn uống, sách vở cho con gái lớn của chị.

Không có bánh, con nhai mì tôm sống

Mất việc từ đầu mùa dịch, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hương, quê Hà Tĩnh, phải chật vật xoay xở trong căn nhà trọ tại TP Thủ Đức (TP.HCM). Vừa lo tiền trọ, ăn uống của hai vợ chồng và cô con út tại TP, lại phải gửi tiền về nuôi con gái lớn ở quê khiến chị Hương nhiều đêm mất ngủ.

Chị Hương làm việc tại một công ty sản xuất giày trong Khu chế xuất Linh Trung. Chị ngừng việc từ đầu mùa dịch từ khi TP giãn cách xã hội, nơi chị ở khi đó cũng bị phong tỏa, không thể ra ngoài. Chồng chị làm cho một công ty sản xuất ốc vít ở Bình Dương cũng nghỉ việc tạm thời và không được trả lương.

Lúc này, bốn miệng ăn của gia đình trông chờ vào tiền lương chị Hương được công ty hỗ trợ (4,4 triệu đồngtháng) trong thời gian thất nghiệp. "Trước kia, vợ chồng tôi làm mỗi tháng cộng lại gần chục triệu đồng mà còn phải vay mượn thêm để đóng tiền trọ, chợ búa, cho hai con học" - chị Hương cho biết. 

Kể từ khi không đi làm, dù được công ty hỗ trợ lương và chủ trọ giảm 200.000 đồng/tháng, chị Hương vẫn không có tiền gửi về quê cho mẹ đang nuôi cháu. Chị tính toán cách nào cũng thiếu hụt. Tiền trọ, điện nước, sữa, tã cho con, chưa kể giá thực phẩm cũng mắc hơn hẳn bình thường, lâu lâu được em trai cho chút tiền mua sữa cho con.

Ở quê Hà Tĩnh, mấy tháng nay chị Hương đều phải nhờ chị gái lo các chi phí ăn uống, sách vở cho cháu bởi chị không còn tiền gửi về, dù là vài trăm ngàn đồng. "Tôi không quen ở nhà lâu đến thế, bao giờ chúng tôi mới có thể an tâm đi làm khi dịch giã ổn định. Hay là về quê?" - chị Hương nhìn chồng rồi nhìn ra khu trọ im lìm.

"Thỉnh thoảng được các anh bộ đội và nhà hảo tâm tới cho gạo, mấy loại thực phẩm. Vợ chồng tôi chắt bóp hết mức có thể để nhường cho con, nhưng cũng buộc lòng cắt bớt đồ ăn của con. 

Tôi phải giảm sữa, tã, bánh kẹo, trái cây của con xuống, không thể cho con ăn đầy đủ như mọi khi. Tôi chỉ mua chút thịt, cá để nấu cháo cho con, đồ ăn khó đặt mà đặt được thì phí ship rất cao" - người phụ nữ 34 tuổi nói và cho biết không có bánh, con gái út 3 tuổi của chị đã lấy mì tôm sống ra bóc ăn.

Mong sớm trở lại nhà xưởng

Siết hết mức khoản chi tiêu cũng là cách vợ chồng chị Lê Thị Thanh Tâm (ngụ Q.Bình Thạnh) đang làm để sống qua "bão" dịch. Gần 10 năm làm việc tại một công ty thiết kế và in ấn bao bì ở phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, chị Tâm chưa từng nghĩ có ngày hai vợ chồng phải ngừng việc lâu đến vậy.

Nghỉ việc từ đầu đợt dịch thứ 4, cuối tháng đó vợ chồng chị nhận lương 14 ngày đi làm, mỗi người gần 2 triệu đồng, nhưng đến tháng 8 và 9 thì nghỉ không lương. Công ty thực hiện mô hình làm việc "3 tại chỗ" cho 20 công nhân, song do kẹt việc gia đình nên anh chị không đi làm được.

"Tụi tôi có trợ cấp thất nghiệp 1,8 triệu đồng/người/tháng, mà công ty mới lập danh sách nên chưa nhận được tiền. Công đoàn công ty cũng hỗ trợ thêm 300.000 đồng mỗi người" - chị Tâm nói và cho biết được nhận thêm 1 triệu đồng do nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi.

Vừa qua, vợ chồng chị may mắn được phường hỗ trợ nhu yếu phẩm và trao 1,5 triệu đồng trong gói an sinh đợt 2, đồng thời chủ trọ giảm 50% tiền thuê nhà. Không thể đi làm, gia đình phải tiết kiệm hết mức bằng các khoản tiền được hỗ trợ.

"Trước đây không đến nỗi quá khó khăn. Nhưng giờ cái gì cắt giảm được là tôi giảm hết, kể cả tã sữa của thằng út cũng phải giảm 70%. Thằng con lớn học online phải mượn máy tính của người ở chung dãy trọ, tiền học thêm vẫn đóng 500.000 đồng/tháng" - người mẹ hai con cho hay.

Còn với chị Hương, bên mâm cơm giản đơn một chiều tháng 9, chị vừa ăn vừa nghĩ về tương lai sắp tới của gia đình. Trong hai lần chính quyền Hà Tĩnh tổ chức đón bà con về quê bằng tàu hỏa, máy bay, chị đều đăng ký cho cả nhà nhưng không được.

"Tình hình này hoài không biết sống sao. Nửa muốn đi làm, nửa muốn về quê. Đi làm có tiền nhưng sợ nguy hiểm vì tình hình dịch ở TP còn phức tạp, sợ lây nhiễm cho con vì cháu chưa tiêm vắc xin. 

Nếu về quê có người thân hỗ trợ lẫn nhau, chi phí cũng rẻ hơn, có gì ăn nấy, mà chưa biết khi nào mới được duyệt hồ sơ cho về" - chị Hương tâm sự ban đầu cứ nghĩ chỉ ngừng việc một tháng, đâu ngờ phải bó gối suốt mấy tháng trời.

120 ngày không có việc làm - Kỳ 2: Khi công nhân không thể đến nhà máy - Ảnh 2.

Chị Linh thất nghiệp hơn 3 tháng, ru con ngủ trong căn trọ nhỏ ở Q.4, TP.HCM

Tìm cách sinh tồn

Hơn 100 ngày qua, chị Trần Thị Thùy Linh (quê Trà Vinh, ngụ Q.4) cũng quanh quẩn trong căn trọ nhỏ, thiếu ánh sáng. Trưa nóng hầm hập, nhà không cửa sổ, cây quạt chạy vù vù không đủ xua đi cơn bức bối khiến đứa con 1 tuổi đang bệnh khóc ré lên. 

Người mẹ trẻ 24 tuổi vừa cho con uống thuốc, vừa hát ru nhưng đứa trẻ vẫn không ngủ. Hai hôm nay, bé Suri chỉ uống thuốc mua ở nhà thuốc để cầm cự vì cha mẹ không đủ tiền đưa con đi bệnh viện.

Chị Linh mất việc hơn 3 tháng nay. 5h chiều cuối tháng 6, nữ công nhân làm việc trong công ty sản xuất quạt ở quận 7 kết thúc ngày làm việc cuối cùng. 

Giữa tháng 7, nhận 7.000.000 đồng lương tháng 6, chị đóng tiền trọ thiếu hai tháng trước đó, mua thức ăn, tã sữa cho con, gửi về quê cho mẹ và trả nợ. Còn lại vài trăm ngàn, chị để dành những lúc cấp bách.

Do làm thời vụ nên chị Linh không được công ty hỗ trợ lúc thất nghiệp tạm thời. "Lúc đầu công ty nói chỉ nghỉ 5 ngày, kêu công nhân đăng ký làm "3 tại chỗ" đợt 1. Tôi có đăng ký nhưng mấy ngày sau thì chỗ trọ có mấy ca nhiễm, bị phong tỏa 21 ngày nên vợ chồng đều ở nhà hết" - chị nói.

Thời gian đó, vợ chồng trẻ sống bằng một ít tiền dành dụm từ công việc giao hàng, đồ ăn của anh Khang cho một hãng xe công nghệ và 1,5 triệu đồng chính quyền hỗ trợ.

Sau khi hết phong tỏa, anh Khang phải chờ thêm 6 ngày đăng ký để app (ứng dụng) duyệt mới được làm lại. Một ngày làm shipper, anh kiếm được 300.000 - 400.000 đồng, lúc được chạy liên quận thì nhỉnh hơn chút. Song gần đây thu nhập của anh giảm khi có nhiều shipper hơn, chưa kể tiền xăng chạy lòng vòng tìm cách giao đồ ăn cho khách khi khắp nơi đều giăng dây.

Mới đây, anh Khang mới tiêm vắc xin mũi 1 nên phải nghỉ làm 14 ngày. May mắn anh được địa phương hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng nên vợ chồng cố tằn tiện qua ngày.

"Tụi tui có lấy bánh về, đăng lên mạng bán trong quận 4 và mấy người ở cùng khu trọ. Lúc đi giao hàng cho khách đặt qua app rồi sẵn rao bánh mình bán luôn. Bán ít lắm nhưng vì con đau bệnh nên ráng làm được gì làm để mua thuốc men" - anh Khang chia sẻ cách sinh tồn trong khó khăn đại dịch.

Tuần trước, công ty chị Linh thông báo tuyển công nhân vào làm "3 tại chỗ" đợt 2, chưa kịp mừng thì chị hay tin lần này chỉ tuyển nam vì nhiều đơn hàng nặng. Trước dịch, nữ công nhân này đi làm từ 8h sáng đến 9h30 tối, làm luôn cả ngày cuối tuần...

Gia đình 4 người sống bằng 80.000 đồng

Chị Lê Thị Ánh, quê Nghệ An, công nhân của một công ty may mặc ở quận Bình Tân, kể hai vợ chồng cùng thất nghiệp ngay đầu đợt dịch. Người chồng làm thời vụ, không có trợ cấp, còn chị được trợ cấp 80.000 đồng/ngày.

"Cả gia đình hai vợ chồng, hai đứa con đang sống bằng khoản tiền này và chút thực phẩm từ thiện. Còn tiền nhà nước hỗ trợ 3 triệu đồng, chúng tôi không dám đụng tới, phải để riêng đóng tiền trọ nhưng cũng chỉ mới đủ 2 tháng, vẫn còn thiếu hai tháng" - chị Ánh kể thêm hai đứa con mình đang phải học online trên hai chiếc điện thoại nhỏ xíu của cha mẹ vì không có tiền mua máy tính.

---------------------------

Bình thường người thạo nghề chuyên môn sống rất ổn ở thành phố, thậm chí còn được mời chào làm việc, nhưng giờ họ cũng phải nằm dài ở nhà.

Kỳ tới: Giỏi nghề cũng mỏi mòn nằm nhà

120 ngày không có việc làm - Kỳ 1: Osin, vé số, ve chai trĩu nặng nỗi lo120 ngày không có việc làm - Kỳ 1: Osin, vé số, ve chai trĩu nặng nỗi lo

TTO - 'Trước đây mọi người đi làm, đi học cả ngày, tối về nấu ăn rồi đi ngủ, chật chút nhưng nhường nhau vẫn vui. Giờ tất cả đều thất nghiệp. Con gái học ở nhà. Căn phòng ngột ngạt, chật chội hơn bao giờ hết, không có cả chỗ ngồi...'

Xem thêm: mth.98274339102901202-yam-ahn-ned-eht-gnohk-nahn-gnoc-ihk-2-yk-mal-ceiv-oc-gnohk-yagn-021/nv.ertiout

Comments:0 | Tags: vay

“120 ngày không có việc làm - Kỳ 2: Khi công nhân không thể đến nhà máy”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools