vĐồng tin tức tài chính 365

Những lợi ích với Trung Quốc từ lá đơn gia nhập CPTPP

2021-09-21 16:13

Nỗ lực gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Trung Quốc có thể vấp phải thách thức bởi các các thành viên có quan hệ kinh tế đang căng thẳng với họ như Australia, Nhật Bản và Canada.

Nhưng các chuyên gia cho rằng lợi ích của việc nộp đơn là Trung Quốc muốn chứng tỏ họ sẵn sàng là một đối tác chiến lược và phát đi thông điệp cho Mỹ là nước này sẽ không dễ bị áp lực.

CPTPP được hình thành trên nền tảng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), từng được coi là một nỗ lực đối trọng với Trung Quốc của Mỹ. Sau khi chính Mỹ rút lui vào năm 2017, tháng 11/2020, Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình cho biết đất nước của ông rất quan tâm đến việc tham gia nó.

Đã có sự phân chia trong quan điểm của 11 nước thành viên. Singapore và Malaysia, những quốc gia có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Bắc Kinh, chào đón ý tưởng gia nhập của Trung Quốc. Ở phe đối lập, Australia phản đối trừ khi Trung Quốc thuyết phục được rằng họ có "thành tích tuân thủ" các hiệp định thương mại quốc tế và giải quyết xong bất đồng thương mại song phương. Nhật Bản thì cho biết cần xác định xem liệu Trung Quốc đã sẵn sàng đáp ứng "các tiêu chuẩn cực kỳ cao" của hiệp định hay chưa. Một số nước khác thì vẫn giữ im lặng.

Bryan Mercurio, chuyên gia về các hiệp định thương mại tự do và luật thương mại tại Đại học Trung Quốc (Hong Kong), cho biết việc nộp đơn có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm định vị mình "là một đối tác chiến lược cho tăng trưởng và phát triển, không phải là một kẻ bắt nạt hay đe dọa". Tuy nhiên, ông nói rằng không có "cơ hội xa vời" nào cho việc Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách của mình để đáp ứng các tiêu chuẩn của CPTPP.

Theo ông, Trung Quốc sẽ phải vật lộn để đáp ứng mức cam kết cần thiết với CPTPP trong một số lĩnh vực, đặc biệt là trợ cấp doanh nghiệp nhà nước, thương mại kỹ thuật số và có thể cả lĩnh vực đầu tư.

"Ngày càng có nhiều niềm tin rằng Trung Quốc không thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế của mình. Đây không phải là danh tiếng tốt, bởi vì nó có nghĩa là các bên khác sẽ do dự trong việc cung cấp bất kỳ cơ hội nào trong các cuộc đàm phán", ông Bryan Mercurio bình luận.

Tàu hàng cập bến tại cảng của thành phố Liên Vân Cảng, Trung Quốc. Ảnh: EPA-EFE

Tàu hàng cập bến tại cảng của thành phố Liên Vân Cảng, Trung Quốc. Ảnh: EPA-EFE

CPTPP bao gồm các cam kết thương mại khắt khe hơn - bao gồm cả về lao động, môi trường, thương mại kỹ thuật số và doanh nghiệp nhà nước - so với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mà Trung Quốc và 14 quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương khác đã ký năm ngoái. Việc nộp đơn của Trung Quốc diễn ra ngay sau khi liên minh AUKUS của Mỹ, Anh và Australia được công bố, mặc dù Bắc Kinh phủ nhận sự liên quan.

Bryan Mercurio cho biết đơn của Trung Quốc có thể buộc Tổng thống Mỹ Joe Biden phải xem xét lại chính sách thương mại, trong khi chính quyền của ông vẫn chưa khởi động bất kỳ thỏa thuận thương mại lớn nào.

"Tôi nghi ngờ Biden từng muốn đợi đến nhiệm kỳ thứ hai của mình (để xúc tiến các thỏa thuận thương mại lớn), nhưng giờ thì không biết kế hoạch có còn như vậy không. Tuy nhiên, rủi ro là chính sách của ông ấy sẽ thậm chí còn đối nghịch hơn với Trung Quốc", ông Bryan Mercurio bình luận.

Một giáo sư giấu tên ở Bắc Kinh cho rằng rất khó có khả năng Trung Quốc sẽ đồng ý với các yêu cầu của CPTPP hoặc các thành viên sẽ tin tưởng Trung Quốc tuân theo các tiêu chuẩn đó dù nước này cam kết.

"Đây rất có thể là một biện pháp ngoại giao, thay vì theo đuổi tính toán kinh tế dài hạn. Nó cũng giống như cơ sở để ký Hiệp định Toàn diện về Đầu tư với Liên minh châu Âu. Có lẽ chính phủ Trung Quốc cảm thấy họ cần phải gửi thông điệp này tới Mỹ rằng không thể tẩy chay Trung Quốc", vị giáo sư nói. "Sẽ có sự phản đối lớn với việc bắt đầu đàm phán với Trung Quốc - chúng tôi đã biết rằng Australia và Nhật Bản có bất mãn với Trung Quốc", ông cho biết thêm.

Một cố vấn của chính phủ Trung Quốc, yêu cầu giấu tên, cho biết CPTPP có thể giúp Bắc Kinh hướng tới "mức độ mở cửa cao" - cụm từ được giới lãnh đạo nước này nhắc đi nhắc lại.

"Bắc Kinh biết rõ việc gia nhập sẽ khó khăn, nhưng việc nộp đơn cho thấy sự chấp nhận của giới lãnh đạo đối với các tiêu chuẩn cao. Trung Quốc vẫn còn tụt hậu trong một số lĩnh vực nhưng bản thân các cuộc đàm phán sẽ là một động lực để mở cửa", ông nói.

Theo Henry Gao, phó giáo sư luật tại Đại học Quản lý Singapore, Trung Quốc từ lâu đã nghĩ đến hướng gia nhập, nghiên cứu hiệp định từ năm 2013. Họ dỡ bỏ các rào cản thương mại và đầu tư trong những tháng gần đây, bất chấp những lo ngại về chiến lược "lưu thông kép" hướng nội. Tuy nhiên, theo ông, nước này vẫn cần phải "điều chỉnh thực chất" để giải quyết tình trạng thâm hụt lòng tin với các nước như Australia và Canada.

"Vì các lý do chính trị trong nước, Mỹ khó có thể sớm quay trở lại CPTPP bất cứ lúc nào. Điều này tạo ra một cơ hội hoàn hảo để Trung Quốc tiến vào một hiệp định mà trớ trêu thay lại được Mỹ tạo ra để kiềm chế Trung Quốc", ông nói.

Su Qingyi, Nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Kinh tế Thế giới và Chính trị của Trung Quốc, viết trong một phân tích được chia sẻ hôm 20/9 rằng Trung Quốc có lợi ích kinh tế khi tham gia. Lợi ích đó có thể là tăng cường mở cửa và tham gia sâu hơn và quản trị kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, vị này đánh giá, Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn và cần phải thể hiện hành động cụ thể trong việc đạt được các tiêu chuẩn của CPTPP. Họ cũng phải nỗ lực về mặt ngoại giao để có được sự ủng hộ của các thành viên , nhằm nâng cao lòng tin và xóa tan nghi ngờ về khả năng tuân thủ.

"Nhưng điều quan trọng là phải hiểu rằng thách thức lớn hơn đang ở giai đoạn đàm phán, và các cuộc đàm phán sẽ là một trận chiến rất dài", ông nói.

Phiên An (theo SCMP)

Xem thêm: lmth.3179534-pptpc-pahn-aig-nod-al-ut-couq-gnurt-iov-hci-iol-gnuhn/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những lợi ích với Trung Quốc từ lá đơn gia nhập CPTPP”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools