Anh Nguyễn Minh Tuấn, người chuyên mua đất xây riêng lẻ rồi bán cho những người có nhu cầu mua để ở tại Hà Nội chia sẻ, anh kinh doanh mô hình này được vài năm nay và hiện có trong tay khoảng gần chục tỷ đồng đang muốn tìm hiểu bất động sản ven biển để đầu tư khi tình hình dịch bệnh đang dần được kiểm soát.
“Nếu bảo đi chọn mua đất thổ cư ở Hà Nội thì tôi thừa kinh nghiệm, nhưng chuyển sang bất động sản ven biển thì tôi chưa am hiểu lắm. Tôi chỉ nghĩ đơn giản du lịch hay nghỉ dưỡng là nhu cầu của mọi người nên bất động sản ven biển sẽ vẫn có cơ hội phát triển.
Tuy nhiên, vấn đề tôi băn khoăn là có nên đầu tư lướt sóng ở thời điểm này hay đổ tiền vào đầu tư dài hạn? Nếu đầu tư bất động sản ven biển thì khu vực nào sẽ có tiềm năng nhất?”, anh Tuấn đặt câu hỏi.
Nhà đầu tư băn khoăn có nên lướt sóng vào bất động sản ven biển thời điểm này hay đổ tiền đầu tư dài hạn? |
Nói về phân khúc này, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Cấp cao CBRE đánh giá, bất động sản ven biển luôn luôn tiềm năng.
Tuy nhiên, bà Dung cho rằng, giai đoạn lướt sóng bất động sản ven biển đã đi qua. Nhiều thị trường đã trải qua những cơn biến động giá mạnh mẽ sau giai đoạn tăng trưởng nóng.
“Theo tôi đầu tư trung và dài hạn sẽ đem đến hiệu quả cao cho nhà đầu tư đối với bất động sản ven biển”, bà Dung nhận định.
Còn ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, du lịch đang được xem là mũi nhọn phát triển kinh tế Việt Nam. Hiện nay, chúng ta đang thúc đẩy phát triển du lịch, hạ tầng, tạo điều kiện để du lịch có thể sớm cất cánh. Tuy nhiên, việc đầu tư hiện nay cho ngành du lịch đang ở giai đoạn bước đầu, vì vậy cần phải đầu tư rất nhiều vào hạ tầng để phát triển kinh tế du lịch.
Theo ông Đính, vì đang ở giai đoạn đầu nên mức giá của phân khúc bất động sản du lịch còn thấp, đây là dư địa để nhà đầu tư có thể đổ tiền vào thị trường này.
“Việc đầu tư lướt sóng hay đầu tư dài hạn còn phụ thuộc vào từng thị trường, từng dự án. Nếu đầu tư lướt sóng thì nên đầu tư ở giai đoạn khởi đầu dự án, mới triển khai các hệ thống hạ tầng và đang triển khai các công trình lúc đó mới có cơ hội lướt sóng.
Nhưng khi dự án đã hoàn thiện đưa vào khai thác kinh doanh, giá tăng đến kịch trần thì không lướt sóng được nữa. Lúc này cơ hội cho thuê, khai thác kinh doanh đối với những dự án có vị trí thuận lợi ở các khu vực phát triển, kết nối giao thông thuận tiện thì khả năng sinh lời tiếp tục khiến giá bất động sản tăng cao”, ông Đính phân tích.
Nói về khu vực tiềm năng, ông Đính đánh giá, Bình Thuận là địa phương có những lợi thế, cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư bất động sản.
“Những năm 2017-2018, giá bất động sản tại đây rất thấp, chỉ khoảng dưới 10 triệu đến 20 triệu đồng/m2, tùy vào từng vị trí. Mức tăng giá của bất động sản tại khu vực này rất ấn tượng, bình quân cả nước tăng khoảng 5-7% nhưng Bình Thuận ghi nhận mức tăng trên 10%. Con số này rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà phát triển bất động sản.
Hiện tại các dự án đầu tư tại Bình Thuận đã tăng trưởng 100% so với các dự án đã đầu tư hồi năm 2017. Số lượng chủ đầu tư lớn hay "cá mập", "chim đầu đàn" đến với Bình Thuân đông dần, chất lượng dự án tăng dần, mức lợi nhuận của nhà đầu tư nhỏ lẻ có kết quả khả quan.
Đồng tình với ý kiến trên, chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cũng nhận định, thị trường bất động sản ven biển trong ngắn hạn sẽ phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là dưới tác động của du lịch phục hồi và đô thị hóa sau hai năm bị nén do dịch bệnh.
Theo ông, đối với khu vực Duyên hải miền Trung không chỉ là phục hồi ngắn hạn mà còn là xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ. Riêng đối với Bình Thuận, đây như một tọa độ du lịch, trung tâm đô thị mang tính tổ hợp kéo du khách quốc tế.
Minh Thư
Infonet
Xem thêm: nhc.57164240110011202-neib-nev-nas-gnod-tab-oav-neit-od-aud/nv.zibefac