vĐồng tin tức tài chính 365

Khống chế được dịch bệnh mở ra “cơ hội vàng” phục hồi sản xuất ở ĐBSCL

2021-10-02 15:40

Dù chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19, nhưng GDP khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản vẫn là “điểm sáng” khi tăng trưởng 1,04%. Việc các địa phương khống chế được dịch bệnh, nới lỏng giãn cách đã mở ra “cơ hội vàng” để vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từng bước phục hồi kinh tế

Khi doanh nghiệp “tháo chạy”

Tính đến thời điểm này, làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 tác động nặng nề đến kinh tế ĐBSCL. Hầu hết nhà máy, xí nghiệp chế biến trong vùng phải đóng cửa và ngừng hoạt động để phòng, chống dịch. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của vùng tháng 8 chỉ đạt 1,97 tỉ USD, giảm 49,7% so với tháng 7. Trong đó, xuất khẩu đạt 1,04 tỉ USD (giảm 40,61%), nhập khẩu đạt 930 triệu USD (giảm 22%) so với tháng 7-2021.

Ngoài ra, ĐBSCL có 2.109 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh (tăng 23,7%), 4.557 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (tăng 58,12%).

Ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho biết, trong 9 tháng qua, cả nước có 85.500 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 13,6%, nhưng có đến 90.300 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Trung bình mỗi tháng có 10.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Riêng ĐBSCL trong 3 tháng qua có gần 90% doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Các doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động thực hiện “3 tại chỗ” cũng chỉ sản xuất từ 5-10% công suất. Trong khi chi phí sản xuất mô hình này rất cao vì quy định phải bình ổn giá, chi phí hỗ trợ người lao động, nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí vận chuyển…

“Thời gian vàng” để mở cửa

Tại hội thảo trực tuyến “Bức tranh kinh tế Việt Nam và ĐBSCL: Dự báo kinh tế quý IV và triển vọng năm 2022” diễn ra ngày 1.10, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) - cho hay, trong quý III/2021, số lao động đang làm việc trong nền kinh tế giảm 2,4 triệu người so với quý trước. 3 tháng cuối năm là “thời gian vàng” và cũng là thách thức sinh tử với nền kinh tế Việt Nam. Mở cửa là con đường không thể nào khác được! Nếu mở cửa chậm hơn thì cái giá phải trả là vô cùng lớn và chúng ta có điều kiện thuận lợi để mở cửa nền kinh tế trong điều kiện đang kiểm soát khá tốt bệnh dịch.

Các chuyên gia cho rằng, tuy đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bức tranh kinh tế vẫn có những điểm sáng: GDP 9 tháng đầu năm tăng trưởng dương 1,42%. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 483,17 tỉ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu tăng 18,8%; nhập khẩu tăng 30,5%, nhóm hàng nông, lâm, thủy sản chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Dù chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19, nhưng GDP khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản vẫn là “điểm sáng” khi tăng trưởng 1,04%. Ảnh: T.Q.
Dù chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19, nhưng GDP khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản vẫn là “điểm sáng” khi tăng trưởng 1,04%. Ảnh: T.Q.

Theo Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Lê Minh Hoan, mặc dù GDP quý III/2021 giảm mạnh, nhưng khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản vẫn tăng 1,04%. Sự đóng góp của Đồng bằng sông Cửu Long - trung tâm sản xuất nông nghiệp và chế biến lương thực, thực phẩm lớn của cả nước - trong việc duy trì sự tăng trưởng là vô cùng lớn.

Ngay trong năm 2021, nền kinh tế thế giới dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 5,6%, mức phục hồi lớn nhất trong vòng 80 năm qua. Bên cạnh đó, sự phục hồi kinh tế của các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu tại các nước này tăng cao. Triển vọng xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam cuối năm 2021 được dự báo sẽ có nhiều thuận lợi và tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc VCCI Cần Thơ, Chủ tịch Hội đồng các Hiệp hội doanh nghiệp ĐBSCL - cho hay, dù các doanh nghiệp dừng sản xuất do dịch bệnh, nhưng vẫn phải chi trả các khoản chi phí như lãi vay, thuế, tiền thuê hạ tầng, mặt bằng… Do đó, cần có những chính sách tháo gỡ, hỗ trợ từ Trung ương đến địa phương về lãi vay, giảm và giãn nợ cho doanh nghiệp trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2021.

Hiện, tỉ lệ tiêm vaccine cho người lao động còn quá thấp. Tính đến cuối tháng 8.2021, mới có hơn 23% doanh nghiệp có tỉ lệ từ 80% số lao động được tiêm vaccine. “Cần có chính sách hoặc quy định cụ thể cho người lao động tiêm đủ 2 mũi vaccine sau 14 ngày được xem là “giấy thông hành” để đi lại làm việc từ nhà tới công ty; tài xế di chuyển giữa các quận, huyện để thu mua nông sản cho nông dân, khơi thông hàng hóa, có hướng đi mới cho doanh nghiệp” - ông Lam kiến nghị.

Xem thêm: odl.135959-lcsbd-o-taux-nas-ioh-cuhp-gnav-ioh-oc-ar-om-hneb-hcid-coud-ehc-gnohk/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khống chế được dịch bệnh mở ra “cơ hội vàng” phục hồi sản xuất ở ĐBSCL”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools