vĐồng tin tức tài chính 365

Chứng khoán tuần từ 4 - 8/10: Xu hướng giảm điểm có thể vẫn tiếp diễn

2021-10-04 07:25

Trong bối cảnh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp quý III/2021 được dự báo là kém khả quan, cùng với những biến động tiêu cực từ thế giới, chuyên gia phân tích từ các công ty chứng khoán có nhận định kém lạc quan về diễn biến giao dịch trong tuần tới.

Còn nhiều nỗi lo

Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) cho biết, sau nỗi lo về sự việc Tập đoàn bất động sản Evergrande (Trung Quốc), thị trường chứng khoán Việt Nam lại tiếp tục đón nhận thông tin GDP quý III giảm 6,17%.

Thông tin trên đã kéo theo nỗi lo về kết quả kinh doanh quý III của phần lớn các ngành nghề quan trọng trên thị trường sẽ sụt giảm. Trong khi nhiều ngành chịu ảnh hưởng dẫn đến việc các cổ phiếu bị bán mạnh trong tuần thì nhóm cổ phiếu dầu khí lại có diễn biến rất ấn tượng.

Nhiều cổ phiếu trụ cột ngành này tăng trên 10% như: GAS, PVD, DPM, một số cổ phiếu vốn hóa trung bình của ngành như: CNG, PVG, PGS thậm chí còn tăng đến hơn 20%.

Trong tuần qua, khối ngoại bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng trên cả 2 sàn. HPG, VIC và VCB là 3 mã bị bán ròng nhiều nhất với giá trị lần lượt đạt 370 tỷ đồng, 160 tỷ đồng và 133 tỷ đồng. Chiều mua ròng, VNM dẫn đầu danh sách với giá trị 394 tỷ đồng.

Trong 2 tuần gần đây, VN-Index đang có cùng 1 kịch bản biến động đó là giảm trong phiên đầu tuần trước tin xấu, sau đó hồi phục trong những phiên còn lại. Liên tục tạo các đỉnh và đáy thấp hơn trong 2 tuần qua, VN-Index đã rơi vào xu hướng giảm điểm ngắn hạn với mức biến động hẹp.

Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) dự báo tuần sau từ (4-8/10)xu hướng giảm điểm vẫn có thể duy trì và mức giảm có thể quanh 2%, do đó mức hỗ trợ kỳ vọng sẽ là vùng 1.316 - 1.320.

Theo Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, VN-Index trải qua một tuần với diễn biến giằng co trong bối cảnh thị trường vẫn thiếu vắng thông tin hỗ trợ.

Dòng tiền vẫn khá dè dặt và chưa có dấu hiệu quay trở lại thị trường, thể hiện qua khối lượng giao dịch thấp cả về giá trị và khối lượng. Những biến động mạnh và tiêu cực của các chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới như Dow Jones, S&P 500, Nikkei 225... khiến VN-Index lao dốc ngay phiên đầu tuần (27/9).

Tuy vậy, tác động trước mắt của các yếu tố này đến thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không quá lớn, khi mà nhóm cổ phiếu xăng dầu - dầu khí ghi nhận một tuần tăng điểm, còn nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản hầu hết đều giảm và vẫn chưa thể thoát ra khỏi xu hướng đi xuống vốn đã diễn ra trong những tháng gần đây.

Trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế cũng như khu vực đang có những biến động mạnh, việc ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam là điều không thể tránh khỏi.

Dù vậy, VCBS vẫn nhìn nhận triển vọng trung và dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam là tích cực, trên cơ sở mức độ tăng trưởng kinh tế dần hồi phục theo lộ trình nới lỏng các biện pháp giãn cách của chính phủ và công việc phòng chống dịch bệnh COVID-19 vẫn đang được thực hiện tốt.

VCBS cũng cho rằng xu hướng phân hóa trên thị trường nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục chiếm ưu thế, khi những cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tích cực trong quý cuối cùng của năm 2021 và tiềm năng tăng trưởng trong năm tới sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền.

VCBS khuyến nghị nhà đầu tư giải ngân có chọn lọc trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nên ưu tiên lựa chọn các cổ phiếu mà tiềm năng tăng trưởng chưa phản ánh hoàn toàn vào giá, tránh mua đuổi cũng như lạm dụng đòn bẩy để hạn chế rủi ro trong trường hợp thị trường xuất hiện biến động mạnh.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn- Hà Nội (SHS), trên góc nhìn kỹ thuật, xu hướng của VN-Index đã trở nên xấu hơn khi đánh mất ngưỡng 1.350 điểm trong tuần qua.

SHS dự báo trong tuần giao dịch tiếp theo 4-8/10, VN-Index có thể sẽ giằng co và rung lắc với vùng kháng cự 1.340-1.345 điểm (MA50) và vùng hỗ trợ 1.330-1.335 điểm.

Trong kịch bản tiêu cực, nếu VN-Index đánh mất vùng hỗ trợ quanh 1.330-1.335 điểm thì chỉ số có thể hướng đến ngưỡng hỗ trợ tâm lý quanh 1.300 điểm.

Về diễn biến thị trường, kết thúc tuần giao dịch từ 27/9 - 1/10, VN-Index giảm 16,28 điểm xuống 1.334,89 điểm; HNX-Index giảm 2,69 điểm xuống 356,49 điểm.

Thanh khoản trong tuần qua suy giảm so với tuần trước đó và thấp hơn mức trung bình 20 phiên gần nhất, với khoảng 22.100 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn.

Tính trong cả tuần, giá trị giao dịch trên HOSE giảm 11% xuống 95.928 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng giảm 23,3% xuống 3.217 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX giảm 20,9% xuống 14.841 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giảm 26,5% xuống 699 triệu cổ phiếu.

Phần lớn các nhóm ngành cổ phiếu đều giao dịch tiêu cực và kết tuần trong sắc đỏ. Cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh nhất với 3,9% giá trị vốn hóa. Hàng loạt cổ phiếu trong nhóm này giảm như: ACB giảm 1,6%, BID giảm 2,3%, TCB giảm 3,2%, SHB giảm 3,3%, VCB giảm 3,6%, MBB giảm 4,4%, VPB giảm 4,6%, CTG giảm 6,2%...

Tiếp theo là nhóm dược phẩm và y tế với mức giảm 2% giá trị vốn hoá. Các cổ phiếu trụ cột trong nhóm như: DHG giảm 3,1%, TRA giảm 3,4%, DCL giảm 7,3%...

Ngành tài chính giảm 1,8% giá trị vốn hóa, do các cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản như: NVL giảm 1%, NLG giảm 2,2%, VHM giảm 3,3%...; các mã nhóm chứng khoán như:VND và SHS đều giảm 5,9%, SSI giảm 6,2%, HCM và SHS đều giảm 7,3%, VCI giảm 7,7%.

Các ngành còn còn lại như hàng tiêu dùng giảm 1,3% giá trị vốn hóa, ngành dịch vụ tiêu dùng cũng giảm 1,3%, công nghệ thông tin giảm 0,7%, công nghiệp giảm 0,1%.

Ở chiều ngược lại, ngành tiện tích cộng tăng tăng mạnh nhất với 9,8% giá trị vốn hóa, nhờ các trụ cột trong nhóm như GAS tăng 13,7%, POW tăng 6,9%...

Tiếp theo là ngành dầu khí tăng 5,1% giá trị vốn hóa, với các cổ phiếu như: PVD tăng 10,8%, BSR tăng 8%, PVS tăng 7,9%, OIL tăng 5,9%, PLX tăng 3,8%...

Ngành nguyên vật liệu tăng 2,5% giá trị vốn hóa, nhờ các cổ phiếu như: HPG tăng 5,1%, HSG tăng 3%...

Chứng khoán thế giới đi xuống

Diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua khá tương đồng với các thị trường chứng khoán thế giới. Tại Mỹ, dù phục hồi vào phiên cuối tuần, song thị trường chứng khoán vẫn chứng kiến đà giảm chung cho cả tuần qua, đồng thời khép lại tháng Chín đáng thất vọng.

Chứng khoán tuần từ 4 - 8/10: Xu hướng giảm điểm có thể vẫn tiếp diễn - Ảnh 1.

Tới phiên giao dịch cuối tuần này, cũng là phiên giao dịch mở đầu tháng 10, Phố Wall bừng sắc xanh, khép lại một tháng 9 đầy biến động. Thông tin về một phương pháp điều trị mới COVID-19 bằng thuốc uống đã thúc đẩy cổ phiếu của những công ty gắn liền với sự phục hồi kinh tế.

Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1,43% lên 34.326,46 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến gần 1,2% lên 4.357,04 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite cộng 0,8% lên 14.566,70 điểm, chấm dứt chuỗi 5 phiên giảm liên tiếp.

Bất chấp đà tăng điểm trong ngày thứ Sáu, S&P 500 vẫn mất 2,2% trong tuần qua. Dow Jones và Nasdaq Composite lần lượt giảm 1,4% và 3,2% trong tuần.

Thị trường phục hồi vào ngày thứ Sáu sau khi Phố Wall khép lại một tháng 9 đầy biến động do lo ngại lạm phát, tăng trưởng chậm lại và lãi suất tăng đã khiến nhà đầu tư lo lắng.

S&P 500 kết thúc tháng 9 sụt 4,8%, đứt mạch 7 tháng leo dốc liên tiếp. Dow Jones và Nasdaq Composite lần lượt giảm 4,3% và 5,3%, trải qua tháng tồi tệ nhất từ đầu năm đến nay.

Chris Hussey, Giám đốc điều hành của Goldman Sachs, nhận định rằng sự kết hợp giữa tăng trưởng chậm lại, chính sách tiền tệ kém thích ứng hơn, những rào cản từ Trung Quốc, các biện pháp kích thích tài khóa mờ nhạt và sự tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng đều đang gây áp lực lên tâm lý nhà đầu tư khi bước vào quý IV/2021.

Mười trên 11 lĩnh vực thuộc S&P 500 đều suy giảm trong tháng Chín, dẫn đầu đà giảm là mức lao dốc 7,4% trong tháng qua của nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu. Năng lượng là lĩnh vực có thành quả tốt nhất tháng Chín, tiến hơn 9%. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm rớt mốc 1,5% vào ngày 1/10. Lãi suất tăng vọt vào cuối tháng 9 đã ảnh hưởng tiêu cực đến các cổ phiếu công nghệ.

Tính chung cả tháng vừa qua, S&P 500 sụt 4,8%, đứt mạch 7 tháng leo dốc liên tiếp. Dow Jones và Nasdaq Composite lần lượt giảm 4,3% và 5,3%, trải qua tháng tồi tệ nhất từ đầu năm đến nay.

Mặc dù tháng 10 được biết đến với những sự cố thị trường đáng chú ý, nhưng nó thường là sự khởi đầu cho một giai đoạn theo mùa khá thuận lợi đối với chứng khoán. Theo thống kê của Stock Trader, chỉ số S&P 500 bình quân tăng 0,8% trong tháng 10 hàng năm.

Tại châu Á, thị trường chứng khoán giảm điểm trong phiên giao dịch chiều 1/10. Cụ thể, chốt phiên 1/10, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo (Nhật Bản) giảm 2,31%, xuống 28.771,07 điểm.

Chỉ số Kospi của thị trường Seoul (Hàn Quốc) giảm 1,62% xuống còn 3.019,18 điểm. Còn các thị trường châu Á khác gồm Sydney, Singapore, Mumbai, Manila và Jakarta đều đi xuống.

Trong khi đó, các thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) và Thượng Hải (Trung Quốc) đóng cửa nghỉ lễ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.57684826120011202-neid-peit-nav-eht-oc-meid-maig-gnouh-ux-01-8-4-ut-naut-naohk-gnuhc/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chứng khoán tuần từ 4 - 8/10: Xu hướng giảm điểm có thể vẫn tiếp diễn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools