vĐồng tin tức tài chính 365

Từ chuyện quán bia tươi không biết nên “gồng” hay đóng cửa: Lối đi nào cho doanh nghiệp SMEs ngày trở lại?

2021-10-06 16:05

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho biết hơn 90.300 doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường trong 9 tháng đầu năm 2021. Con số đáng buồn này có thể phần nào cho thấy sức tàn phá của đại dịch Covid-19 với nền kinh tế. Trong đó, du lịch, hàng không và F&B là những ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng liên tiếp và nặng nề nhất qua suốt 4 đợt dịch.

Tại tọa đàm "Còn thở là còn gỡ - 1001 kiểu sống sau giãn cách của SMEs" được tổ chức mới đây, ông Tuấn Hà – Chủ tịch Vinalink Media chia sẻ: "Tôi nhận được một đề nghị bán cả hòn đảo rất lớn, họ tâm huyết rất nhiều năm nhưng vẫn phải bán. Tôi còn nhận được lời đề nghị bán tàu du lịch 5 sao. Ngày xưa, tàu du lịch này có thể thu về 7 triệu đồng/đêm/phòng, hoàn vốn chỉ sau 1 năm nhưng bây giờ họ chấp nhận bán ở mức 30% giá trị tài sản ban đầu. Đó chính là câu chuyện buồn của những ngành mà có cố gồng cũng không gồng được".

Ông Tuấn Hà cho biết thêm, trong nhóm cộng đồng doanh nghiệp của mình, có 70% bị tụt giảm doanh số, 40% tụt giảm hơn một nửa doanh số, 20% mất gần như hoàn toàn nguồn thu. Số doanh nghiệp cầm cự và không bị sụt giảm chỉ chiếm 30%.

Còn thở là còn gỡ - con đường nào cho ngày trở lại?

Trong bức tranh toàn cảnh có phần u tối, vẫn có rất nhiều "mảng sáng" khi doanh nghiệp "còn thở là còn gỡ", luôn tìm cách thay đổi sản phẩm, phương án bán hàng phù hợp. Chủ tịch Vinalink cho rằng trong bối cảnh hiện tại, cơ sở dữ liệu khách hàng (database) là yếu tố quan trọng hàng đầu và doanh nghiệp bắt buộc phải có giải pháp công nghệ để khai thác nguồn tài nguyên này.

Từ chuyện quán bia tươi không biết nên “gồng” hay đóng cửa: Lối đi nào cho doanh nghiệp SMEs ngày trở lại? - Ảnh 1.

Ông Tuấn Hà (giữa) chia sẻ tại tọa đàm.

Ví dụ cụ thể, một khán giả hỏi: "Tôi có 4 mặt bằng bán bia tươi tại Tp.HCM, diện tích mặt bằng lớn, hiện tôi đã hết lực để chờ ngày trở lại. Mà nếu mở bán thì cũng khó gánh được chi phí. Vậy nên duy trì hay bỏ?".

Ông Tuấn Hà cho rằng trong câu chuyện này, mấu chốt nằm ở database vì khách của quán bia thường là khách quen. Khi sở hữu database, có thể thực hiện khảo sát online để nắm bắt tâm lý, sự sẵn sàng của khách, kết hợp kích cầu bằng việc tặng quà, voucher giảm giá, ví dụ qua nền tảng Vgift.

Hay một công nghệ khác cũng đang rất phổ biến và có thể áp dụng trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp, đó là QR Code. Chỉ với một mã QR gắn lên sản phẩm, người dùng có thể quét truy xuất nguồn gốc sản phẩm đó. Việc quét mã còn giúp doanh nghiệp theo dõi luồng đi của hàng hóa, qua đó chống tình trạng bán hàng phá giá, cảnh báo hàng giả, nâng cao uy tín doanh nghiệp,... Ngoài ra, QR code cũng được ứng dụng trong thu thập database và chăm sóc khách hàng. Đáng nói, hiện giải pháp này đang được nhiều doanh nghiệp cung cấp với giá rất rẻ, phù hợp với SMEs, ví dụ như vMark của Viettel.

Đồng tình với Chủ tịch Vinalink, ông Lê Hồng Trường – Trưởng BU Giải pháp CNTT-Viettel Telecom khẳng định, vũ khí quan trọng mà các doanh nghiệp cần trang bị trong thời điểm này gói gọn trong từ "chuyển đổi số".

Từ chuyện quán bia tươi không biết nên “gồng” hay đóng cửa: Lối đi nào cho doanh nghiệp SMEs ngày trở lại? - Ảnh 2.

Giải pháp Vmenu có thể giúp khách đặt hàng không tiếp xúc qua mã QR Code, đồng thời quản lý đơn hàng, doanh thu, chi phí,... hiệu quả.

Tuy nhiên, vị chuyên gia từ Viettel cũng nhấn mạnh công nghệ chỉ là công cụ và chưa đảm bảo sự thành công cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần hội tụ đủ 3 yếu tố: công nghệ phù hợp, ý chí quyết tâm của chủ doanh nghiệp và sự đồng lòng, sẵn sàng thay đổi của cán bộ, công nhân viên.

Còn ông Hoàng Tùng – CEO PizzaHome chia sẻ quan điểm chuyển đổi số từ góc nhìn của chính doanh nghiệp mình - SME không có nhiều tiền, đó là: tập trung vào khách hàng, làm sao để bán hàng hiệu quả. Đơn cử, các cửa hàng PizzaHome đã chuyển dịch từ offline lên online, ứng dụng phương pháp thanh toán "không chạm" qua QR code. Bên cạnh đó, chuỗi tung ra những chương trình khuyến mãi, chăm sóc phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Khách chỉ cần đăng kí online bằng cách nhập thông tin qua form đăng ký. Việc sử dụng form đăng ký cũng giúp doanh nghiệp thu thập nhu cầu của khách, từ đó cải tiến sản phẩm. Với cách làm trên, trong đợt giãn cách vừa rồi, chuỗi PizzaHome đã đóng 9 cửa hàng offline để mở 60 cửa hàng online với chi phí thấp hơn rất nhiều.

Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Xem thêm: nhc.2150543160011202-ial-ort-yagn-sems-peihgn-hnaod-ohc-oan-id-iol-auc-gnod-yah-gnog-nen-teib-gnohk-iout-aib-nauq-neyuhc-ut/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Từ chuyện quán bia tươi không biết nên “gồng” hay đóng cửa: Lối đi nào cho doanh nghiệp SMEs ngày trở lại?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools