vĐồng tin tức tài chính 365

Giữ chân các tập đoàn lớn (*): Cần chính sách dài hạn hấp dẫn

2021-10-07 09:51

Những giải pháp được đánh giá "cần làm ngay" lúc này để giữ niềm tin của những nhà đầu tư, doanh nghiệp (DN) nước ngoài là nhanh chóng kiểm soát dịch Covid-19 với lộ trình rõ ràng và chính sách nhất quán giữa các địa phương để tạo thuận lợi cho DN yên tâm sản xuất, kinh doanh trở lại.

Không để đi lại, nhập cảnh gặp khó

Báo cáo của Hiệp hội DN châu Âu (Eurocham) về môi trường kinh doanh vừa công bố cho thấy 2 yếu tố đang ảnh hưởng mạnh nhất đến sản xuất - kinh doanh của các DN là hạn chế về mặt vận tải, cung ứng và thị trường. Do giãn cách xã hội kéo dài, khoảng 18% DN sản xuất đã chuyển dịch một phần nhu cầu sản xuất, đơn hàng sang các nước khác và 16% DN cũng đang cân nhắc dịch chuyển sản xuất…

Giữ chân các tập đoàn lớn (*): Cần chính sách dài hạn hấp dẫn - Ảnh 1.

Doanh nghiệp nước ngoài vẫn đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn .Ảnh: TẤN THẠNH

Ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc (KoCham), nhìn nhận nhiều nhà đầu tư, DN Hàn Quốc vẫn đang gặp khó khăn trong việc đi lại, làm việc giữa Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Việc đi - về phải cách ly dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin và có kết quả âm tính sẽ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh. Phong tỏa, giãn cách xã hội nên triển khai ở mức độ phù hợp với tình hình dịch của từng vùng, từng địa phương, tránh tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN và người dân.

"Dù Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu không siết quá mức việc đi lại giữa các tỉnh, thành nhưng một số địa phương vẫn áp dụng, không chỉ gây bất lợi cho môi trường đầu tư, hoạt động của DN FDI mà cả người dân. Ở một số quốc gia như Hàn Quốc, chuyên gia nước ngoài đi - đến làm việc, công tác cũng không bị cách ly thời gian dài như Việt Nam, do đó kiến nghị có chính sách rút ngắn thời gian cách ly đối với những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin, có kết quả âm tính để tạo điều kiện cho chuyên gia, người nước ngoài ở các nước nhập cảnh sớm trở lại Việt Nam làm việc" - ông Hong Sun kiến nghị.

Theo vị lãnh đạo của KoCham, nếu giải quyết được những vướng mắc trên, Việt Nam vẫn là điểm đến có nhiều lợi thế để giữ được dòng vốn ngoại. Các DN Hàn Quốc vẫn đang đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam tích cực trong thời gian tới.

Trong công văn gửi UBND tỉnh Đồng Nai mới đây, Chủ tịch Eurocham, ông Alain Cany, kiến nghị có các biện pháp linh động hơn nhằm tạo điều kiện cho DN và nhà máy có thể phục hồi sản xuất, kinh doanh trong thời gian sớm nhất có thể. Trong đó, kiến nghị cắt giảm yêu cầu về xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe trong luân chuyển công nhân tại các KCN để có thể nhanh chóng phục hồi sản xuất. Bãi bỏ các hạn chế để giao thông được thuận lợi giữa các tỉnh - thành, trong đó công nhân, nhân viên và lãnh đạo DN có thể đi lại 2 chiều giữa Đồng Nai và các khu vực lân cận nhằm bảo đảm sản xuất, kinh doanh…

Chủ tịch EuroCham Alain Cany cùng các nhà lãnh đạo DN châu Âu nhấn mạnh sự cần thiết bảo đảm lưu thông của hàng hóa; đi lại thuận tiện hơn cho người lao động. Đồng thờ, rút ngắn thời gian cho các chủ DN, nhà đầu tư, chuyên gia đã tiêm vắc-xin trở lại Việt Nam làm việc; bảo đảm các nhà máy và công ty có thể hoạt động trở lại càng sớm càng tốt… để duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo vệ sinh kế.

"Đặc biệt, cần đẩy nhanh quy trình cho phép lãnh đạo các DN nước ngoài, chuyên gia và gia đình của họ trở lại Việt Nam. Thủ tục hiện tại vừa mất nhiều thời gian, vừa gây ra nhiều khó khăn, đồng thời là rào cản đáng kể đối với hoạt động thương mại và đầu tư - vốn là yếu tố cần thiết để đạt được tăng trưởng kinh tế sau đại dịch" - ông Alain Cany góp ý.

Giảm thiểu tác động tiêu cực

Liên quan đến việc có hay không việc chuyển dòng vốn FDI khỏi Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng các quyết định đầu tư được những tập đoàn đa quốc gia, nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc trong thời gian dài dựa trên những lợi thế, sức hấp dẫn của nơi đến. Việt Nam trong trung - dài hạn vẫn là điểm đến có nhiều lợi thế.

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam, cho rằng đầu tư FDI là vấn đề lâu dài. Việt Nam hiện là điểm đến thu hút FDI so với các nước khác.

"Đúng là đang có sự ngần ngại đầu tư trong tương lai được cân nhắc ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác cũng bị dịch Covid-19 nên dịch bệnh không phải lý do chính khiến FDI dịch chuyển ra ngoài. Do đó, Việt Nam cần tiếp tục kiềm chế tốt dịch, cần có sự đánh đổi giữa phong tỏa để kiềm chế dịch Covid-19 hay phát triển kinh tế" - ông Andrew Jeffries nói.

Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), đồng tình với quan điểm cần thiết phải giãn cách để chống dịch. Tuy vậy, việc giãn cách cần được tổ chức khoa học, giảm thiểu tác động tiêu cực. Việc đầu tiên cần quan tâm là nhân lực. Cần giảm thiểu tác động đến sinh kế người lao động, bảo đảm họ nhanh chóng được tiêm vắc-xin, cũng như duy trì mức tài chính bảo đảm cuộc sống.

"Trong giai đoạn khó khăn, việc các DN thích ứng trong ngắn hạn, dịch chuyển một số đơn hàng trước mắt ra khỏi các khu vực bị phong tỏa, giãn cách do bị gián đoạn chuỗi cung ứng là bình thường nhưng dịch chuyển đầu tư lại là việc khác vì không dễ dịch chuyển" - ông Nguyễn Minh Cường nhận định.

Ông Hirai Shinji, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại TP HCM, cho biết DN Nhật đang rất quan tâm đến Nghị quyết 105 của Chính phủ về hỗ trợ DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong đại dịch, các địa phương triển khai cụ thể ra sao và tác động thật sự của chính sách này.

Để giữ chân DN FDI, GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài, kiến nghị Chính phủ nhìn nhận lại một cách tổng thể từ ngày 27-4 đến nay về các biện pháp phòng chống dịch, để đưa ra các chính sách, cơ chế mới phù hợp hơn mà không phải áp dụng các chỉ thị nghiêm ngặt như vừa qua.

Nhắc đến việc mới đây UBND tỉnh Long An ban hành kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh của các DN trên địa bàn, tất cả DN sẽ được phép hoạt động trở lại, ông Nguyễn Mại nhận xét việc nhanh chóng phục hồi sản xuất là vô cùng quan trọng. Tỉnh Long An nêu rõ, nếu phát sinh ca nhiễm do nguyên nhân khách quan, DN tự chịu trách nhiệm về phòng chống dịch tại DN, nếu do nguyên nhân chủ quan thì sẽ chịu thêm trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Ông đánh giá việc này là phù hợp, vừa tạo điều kiện cho DN trở lại hoạt động, sản xuất bình thường, vừa bảo đảm công tác phòng chống dịch.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 6-10

Xem thêm: mth.72375958160011202-nad-pah-nah-iad-hcas-hnihc-nac-nol-naod-pat-cac-nahc-uig/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giữ chân các tập đoàn lớn (*): Cần chính sách dài hạn hấp dẫn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools