Đội tuyển VN phấn đấu đứng vào top 10 châu Á năm 2030 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Ngày 6-10, Bộ VH-TT&DL đã gửi công văn đến các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị góp ý cho dự thảo "Chiến lược phát triển TDTT VN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050". Đây là "xương sống" để phát triển thể thao VN trong tương lai.
Tập trung cho Olympic, Asiad thay vì SEA Games
Ông Trần Đức Phấn - phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TDTT - cho biết một trong những điều chỉnh quan trọng của chiến lược này là việc thay đổi mục tiêu. Trước đây trong Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020, mục tiêu của thể thao VN là đứng top 3 SEA Games thì nay nhiệm vụ trọng tâm là "tấn công" vào đấu trường Olympic và Asiad. Có như vậy thể thao VN mới có thể tiếp cận với trình độ phát triển của thể thao thế giới.
Tại Asiad 2014, thể thao VN đoạt 1 HCV, xếp thứ 21/45 quốc gia tham dự đại hội. Asiad 2018, thể thao VN giành 4 HCV, xếp thứ 16/45 quốc gia tham dự. Năm 2016 thể thao VN đoạt 1 HCV và 1 HCB, đứng thứ 48/206 quốc gia tham dự Olympic. Nhưng đến Olympic Tokyo 2020, thể thao VN ra về tay trắng. Vì vậy, mục tiêu của thể thao VN trong chiến lược nói trên là sẽ cải thiện mạnh mẽ vị thế trên đấu trường châu lục và thế giới.
Bóng đá đặt mục tiêu vào top 10 châu Á năm 2030, top 8 năm 2050
Trên bảng xếp hạng FIFA tháng 9-2021, đội tuyển nam VN đứng thứ 15 châu Á và thứ 95 thế giới. Ở châu Á, xếp ngay phía trên đội tuyển VN là các đội: Jordan, Bahrain, Uzbekistan, Syria, Oman, Trung Quốc... Theo chiến lược nói trên, đội tuyển VN phấn đấu đứng vào top 10 châu Á vào năm 2030.
Với đội tuyển nữ quốc gia, mục tiêu là sẽ phải đứng trong top 6 quốc gia hàng đầu châu Á vào năm 2030. Cả đội bóng đá nam, nữ phải duy trì vị trí top đầu tại các kỳ SEA Games và giải vô địch Đông Nam Á. Tham vọng của chiến lược là đến năm 2050, đội tuyển nam VN phải đứng trong nhóm 8 quốc gia mạnh nhất châu Á.
Thể thao quần chúng là nền tảng phát triển xã hội
Theo chiến lược, thể thao được coi là một trong những chính sách xã hội để góp phần duy trì sức khỏe người dân, phòng chống bệnh tật, giảm thiểu chi phí cho y tế và xây dựng một xã hội lành mạnh, tích cực. Trong bối cảnh dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến nhân loại suốt 2 năm qua, vai trò của thể thao càng được coi trọng. Sự đầu tư cho thể thao chính là đầu tư cho con người, vì sự phát triển của xã hội. Bộ VH-TT&DL đặt mục tiêu ngân sách đầu tư cho lĩnh vực TDTT đến năm 2030 sẽ đạt trên 1% tổng chi ngân sách nhà nước.
Với sự đầu tư của nhà nước, xã hội, thể thao VN phấn đấu vào năm 2030 số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt trên 50% trên tổng dân số. Số gia đình luyện tập TDTT đạt 35% trên tổng số hộ gia đình vào năm 2030. Đến năm 2050, có 60% số người trưởng thành, 80% học sinh - sinh viên, 40% người cao tuổi tham gia tập thể thao thường xuyên.
Trong vài ngày tới, Bộ VH-TT&DL sẽ tổ chức hội thảo trực tuyến với các địa phương trên cả nước để đóng góp ý kiến cho dự thảo và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong năm 2021.
Đầu tư 30 - 50 VĐV trọng điểm cho Asiad và Olympic
Các môn Olympic sẽ được thể thao VN đầu tư trọng điểm trong 10 năm tới là: bắn súng, bắn cung, cử tạ (hạng cân nhẹ), bóng đá, điền kinh (một số nội dung nữ), bơi (một số nội dung nữ), boxing (nam, hạng cân nhỏ).
Sẽ có từ 30 - 50 VĐV có khả năng giành HCV Asiad và huy chương Olympic được đầu tư trọng điểm. Giải pháp trong đầu tư là: tập huấn nước ngoài; thuê HLV giỏi từ nước ngoài về VN, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại trong tập luyện, áp dụng chế độ đặc biệt về dinh dưỡng, chế độ đãi ngộ đặc biệt...
TTO - Đánh giá về loạt trận đã qua ở bảng B, chuyên gia bình luận bóng đá châu Á Gabriel Tan nhận định Việt Nam đã có màn trình diễn 'dũng cảm' và chơi tốt hơn trước Trung Quốc. Nhưng sự xuất sắc của Wu Lei đã tạo nên sự khác biệt ở trận đấu này.
Xem thêm: mth.31915820180011202-0302-man-a-uahc-01-pot-oav-ueit-cum-tad-man-teiv-ad-gnob/nv.ertiout