vĐồng tin tức tài chính 365

Khan hiếm bìa các-tông ở Việt Nam: Nhiều nhà máy giảm công suất do Covid-19, Trung Quốc siết chặt nguồn cung, thị trường

2021-10-09 10:55

Thùng các-tông cũ dùng để chỉ hộp đựng hàng đã qua sử dụng và các vật liệu tương tự, đã nổi lên như một mặt hàng nóng ở Việt Nam.

Bìa các-tông đã qua sử dụng là nguyên liệu đầu vào chính trong sản xuất sản phẩm giấy. Sản lượng nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam đang gia tăng. Theo Nikkei Asian, khối lượng hàng xuất khẩu các-tông từ Nhật Bản sang Việt Nam tăng khoảng 60%.

Do các hạn chế bởi Covid-19, nhiều nhà máy ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam đang hoạt động với khoảng 30% đến 50% lực lượng công nhân viên bình thường. Nhiều doanh nghiệp khác đã ngừng sản xuất hoàn toàn, điều này đã làm giảm đáng kể lượng rác thải là bìa các-tông trong các nhà máy sản xuất.

Nguồn cung bìa các-tông đã qua sử dụng từ các hộ gia đình cũng bị sụt giảm nghiêm trọng khi những người thu mua phế liệu không được hoạt động. Nguồn cung từ các hộ gia đình ước tính đã giảm khoảng 80% ở phía Nam (Nikkei Asian tính toán).

Trong khi đó, nhu cầu đối với mặt hàng này ngày càng tăng mạnh. Mặc dù Trung Quốc đã cấm nhập khẩu giấy hỗn hợp với lý do môi trường nhưng họ đã tăng cường nhập khẩu các-tông gấp nếp chưa qua sử dụng, thu hút lượng lớn số các-tông trên thị trường.

Nhiều cơ sở tái chế đã mọc lên hoặc được mở rộng ở Việt Nam trong những năm gần đây để tái chế các vật liệu đã qua sử dụng thành các tông mới và xuất sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, nguồn cung bìa các tông cũ ngày càng khan hiếm. Nguyên liệu các-tông hiện có giá trung bình khoảng 7.000 đồng/kg, tăng 20% ​​so với tháng 4/2021.

Khan hiếm bìa các-tông ở Việt Nam : Nhiều nhà máy giảm công suất do Covid-19, Trung  Quốc siết chặt nguồn cung, thị trường phải hút hết hàng tồn kho của Nhật Bản - Ảnh 1.

Một nguồn cung khác cho Việt Nam là nhập khẩu. Theo thống kê được Nikkei Asian dẫn nguồn trong nước, Việt Nam đã nhập 2,91 triệu tấn các-tông cũ vào năm 2020, tăng khoảng 13 lần so với năm 2016. Phần lớn các tông cũ mà Trung Quốc không còn nhập khẩu hiện đã được đưa về nước.

Khoảng một nửa số lô hàng các-tông trong vài năm qua đến từ Nhật Bản hoặc Mỹ. Trong đó, Mỹ chiếm từ 30% đến 40% tổng số trong năm 2018 và 2019. Nhưng khi đại dịch bùng nổ ở Mỹ thì xuất khẩu giảm. Nhật Bản bắt đầu thay thế vai trò đó. Họ từng xuất khẩu khoảng 790.000 tấn đến Việt Nam vào năm 2020.

Nhu cầu của Việt Nam là một lợi ích cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản đang chịu lệnh cấm của Trung Quốc. Các lô hàng Nhật Bản đến Việt Nam có giá cao hơn khoảng 60% so với đầu năm. Các lô hàng đến Việt Nam đang hút hết hàng tồn kho trên khắp Nhật Bản.

Hiện tỷ lệ hoạt động của các nhà sản xuất Việt Nam đang ở mức thấp kỷ lục, trong khi sản xuất hộp các-tông ở Trung Quốc cũng chậm chạp do các hạn chế liên quan đến Covid-19 và lo ngại về suy thoái kinh tế.

Ứng Minh

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.59954913182901202-nab-tahn-auc-ohk-not-gnah-teh-tuh-iahp-gnourt-iht-gnuc-nougn-tahc-teis-couq-gnurt-91-divoc-od-taus-gnoc-maig-yam-ahn-ueihn-man-teiv-o-gnot-cac-aib-meih-nahk/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khan hiếm bìa các-tông ở Việt Nam: Nhiều nhà máy giảm công suất do Covid-19, Trung Quốc siết chặt nguồn cung, thị trường”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools