Người dân tiêm vắc xin Pfizer mũi 2 tại Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Cụ thể: TP.HCM (1.067), Bình Dương (782), Đồng Nai (662), An Giang (128), Bình Thuận (109), Kiên Giang (94), Long An (77), Tiền Giang (64), Tây Ninh (59), Cà Mau (48), Cần Thơ (41), Khánh Hòa (40), Đồng Tháp (39), Bạc Liêu (38), Hậu Giang (30), Trà Vinh (29), Gia Lai (25), Hà Nam (22), Hà Giang (18), Bình Phước (16), Thanh Hóa (14),
Quảng Trị (14), Quảng Ngãi (12), Bến Tre (12), Ninh Thuận (12), Đắk Nông (11), Vĩnh Long (10), Bình Định (7), Bà Rịa - Vũng Tàu (6), Phú Yên (5), Vĩnh Phúc (5), Quảng Nam (3), Thừa Thiên Huế (2), Hải Dương (2), Bắc Ninh (2), Đà Nẵng (2), Lai Châu (2), Hà Nội (1), Hà Tĩnh (1), Sơn La (1), Kon Tum (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (-595), Sóc Trăng (-192), An Giang (-180).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (+87), Cần Thơ (+23), Trà Vinh (+21).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 4.435 ca/ngày. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 839.662 ca nhiễm, đứng thứ 41/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đợt dịch thứ 4 đến nay, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 835.036 ca, trong đó có 779.382 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 7/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình.
Có 12 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (410.128), Bình Dương (222.082), Đồng Nai (54.989), Long An (33.303), Tiền Giang (14.541).
Điều trị: Số bệnh nhân khỏi bệnh được công bố trong ngày: 21.398. Tổng số ca được điều trị khỏi: 782.199.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.014 ca, trong đó:
- Thở oxy qua mặt nạ: 3.391
- Thở oxy dòng cao HFNC: 788
- Thở máy không xâm lấn: 145
- Thở máy xâm lấn: 668
- ECMO: 22
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Ca tử vong của TP.HCM tiếp tục 2 con số
Tử vong: Trong ngày ghi nhận 113 ca tử vong tại TP.HCM (82), Bình Dương (12), Ninh Thuận (6), Long An (4), Đồng Nai (3), Tây Ninh (1), Bình Phước (1), Đắk Nông (1), Đắk Lắk (1), Cà Mau (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 119 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.555 ca, chiếm tỉ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Xét nghiệm: Trong 24 giờ qua đã thực hiện 174.669 xét nghiệm cho 351.495 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27-4-2021 đến nay đã thực hiện 20.074.468 mẫu cho 55.969.267 lượt người.
Tiêm chủng: Trong ngày 9-10 có 1.284.099 liều vắc xin COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 53.231.969 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 38.259.436 liều, tiêm mũi 2 là 14.972.533 liều
Đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm vắc xin
Để đảm bảo sử dụng vắc xin nhanh chóng, hiệu quả, tăng nhanh diện bao phủ để kiểm soát tình hình dịch bệnh trong thời gian sớm nhất; Bộ Y tế chỉ đạo các tỉnh, thành phố coi công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay.
Khẩn trương tiếp nhận vắc xin ngay sau khi được phân bổ và đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên) đảm bảo an toàn, hiệu quả; tăng nhanh độ bao phủ mũi 1 và triển khai tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.
TP.HCM: Triển khai hướng dẫn xét nghiệm COVID-19 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong tình hình mới, trong đó có lưu ý đối với trường hợp cấp cứu, cần ưu tiên can thiệp cấp cứu người bệnh ngay, sau khi người bệnh ổn định cần xem xét chỉ định làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên nếu có triệu chứng nghi ngờ.
TP Hà Nội: Yêu cầu các bệnh viện, viện có giường bệnh thuộc trung ương và bộ, ngành trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, siết chặt toàn bộ quy trình phân luồng, sàng lọc, kiểm soát triệt để người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh; bảo đảm bệnh viện an toàn và thực hiện xét nghiệm định kỳ.
Tỉnh Bình Dương: Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện test nhanh mẫu gộp để tiết kiệm chi phí trong thời gian đầu khôi phục sản xuất.
TP Hải Phòng: Triển khai, bố trí tiếp nhận hành khách các chuyến bay thương mại nội địa về cảng hàng không quốc tế Cát Bi. Hành khách phải tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương, có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay.
- Theo Sở Y tế TP.HCM, dự kiến đến ngày 31-10 TP sẽ có 26 bệnh viện công lập trở lại công năng ban đầu để tiếp nhận điều trị các bệnh thông thường cho người dân, và đến ngày 31-12 sẽ tiếp tục phục hồi thêm 14 bệnh viện công lập.
Tính đến ngày 27-9, đã có 42 bệnh viện công lập chuyển đổi công năng toàn phần hoặc một phần để tiếp nhận và điều trị COVID-19 với tổng số giường là 11.517 giường.
- Theo thông báo hôm nay 10-10 của Bệnh viện Sức khỏe tâm thần trung ương 1, kết quả phân tích 66 nghiên cứu trên thế giới về tỉ lệ mắc các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 cho thấy tỉ lệ mắc rối loạn trầm cảm là 31,4%, rối loạn lo âu là 31,9%, căng thẳng là 41,9%, rối loạn giấc ngủ là 37,9%.
Đặc biệt, nhóm dễ bị tổn thương là nhân viên y tế, người ở tuyến đầu chống dịch, người có bệnh lý nền, người sống độc thân...
- Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tây Ninh, tính từ 18h ngày 9-10 đến 6h sáng 10-10, Tây Ninh ghi nhận 51 ca COVID-19. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 9.360 bệnh nhân COVID-19; trong đó, đã xuất viện 8.396 người, đang điều trị 826 bệnh nhân, 138 ca tử vong.
- Sáng 10-10, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng đã làm thủ tục xuất viện cho bệnh nhân COVID-19 đặc biệt từng tiên lượng rất nặng, trải qua 34 ngày chạy tim phổi nhân tạo (ECMO), 5 lần lọc máu. Kết quả xét nghiệm lần cuối gần nhất ngày 9-10 có kết quả âm tính nên được cho về nhà tiếp tục theo dõi, điều trị phục hồi sức khỏe.
- Sở Y tế Hà Nội sáng 10-10 cho biết 12 giờ qua ghi nhận 1 ca COVID-19 mới tại quận Hoàn Kiếm đã được cách ly thuộc chùm liên quan Bệnh viện Việt Đức. Như vậy, chùm ca bệnh liên quan đến Bệnh viện Việt Đức từ 30-9 đến nay ghi nhận 50 ca.
TTO - Chuẩn bị cho lộ trình hoạt động bình thường tại các cơ sở y tế, TP.HCM có văn bản hướng dẫn xét nghiệm tại cơ sở khám chữa bệnh. Theo đó, khoa khám bệnh, khoa cấp cứu, đơn vị điều trị trong ngày chỉ xét nghiệm COVID-19 cho người có nghi ngờ.