vĐồng tin tức tài chính 365

Tin sáng 12-10: Tàu chở khách chạy lại, họp về tiến độ nghiên cứu vắc xin COVID-19 nội

2021-10-12 08:59
Tin sáng 12-10: Tàu chở khách chạy lại; họp về tiến độ nghiên cứu vắc xin COVID-19 nội - Ảnh 1.

Vắc xin Nano Covax do Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen bào chế - Ảnh: TỰ TRUNG

Theo thông tin từ Bộ Y tế, chiều nay 12-10, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn sẽ chủ trì phiên họp của Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng phát triển vắc xin phòng COVID-19, để "rà soát, đôn đốc tiến độ nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 trong nước".

3 ứng viên vắc xin nội đang được thử nghiệm lâm sàng hiện nay là Nano Covax, Covivac và ARCT-154, trong đó Nano Covax đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh quốc gia thông qua báo cáo giữa kỳ thử nghiệm giai đoạn 3 cách đây gần 1 tháng, 2 vắc xin còn lại bước vào thử nghiệm giai đoạn 2 được gần 1 tháng, chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 3a.

Tiến độ tiếp theo với các vắc xin nội, trong đó có vắc xin Nano Covax (vắc xin đã hoàn thành các thủ tục về thử nghiệm lâm sàng theo hướng dẫn ngày 19-8 của Bộ Y tế về cấp phép khẩn cấp) như thế nào là vấn đề rất được quan tâm trong thời gian qua.

Theo một số chuyên gia, dù quy định ban hành ngày 19-8 đã hướng dẫn đánh giá bắc cầu cách tính hiệu quả bảo vệ thông qua tính sinh miễn dịch, nhưng vấn đề này vẫn còn đang có nhiều ý kiến khác nhau. Phiên họp chiều 12-10 sẽ bàn về cách đánh giá hiệu lực bảo vệ của vắc xin dựa trên tính sinh miễn dịch của vắc xin COVID-19 phát triển tại Việt Nam.

Trong điều kiện tỉ lệ tiêm chủng đang tăng nhanh (đến ngày 12-10 Việt Nam đã nhận hơn 80 triệu liều vắc xin), không chỉ Nano Covax mà 2 vắc xin đang thử nghiệm lâm sàng còn lại đều gặp vướng khi đánh giá hiệu quả bảo vệ. Có thể Bộ Y tế phải có quy định riêng về vấn đề này, do đó Việt Nam chưa có vắc xin nội sớm.

Trước đó, Bộ Y tế cho biết sẽ có ít nhất 1 vắc xin nội trong năm 2021.

Tin sáng 12-10: Tàu chở khách chạy lại; họp về tiến độ nghiên cứu vắc xin COVID-19 nội - Ảnh 2.

Nhộn nhịp xe cộ trên đường Ba Tháng Hai (quận 10) - Ảnh: CHÂU TUẤN

Tất cả quận, huyện TP.HCM đề nghị công bố kiểm soát được dịch

Tính đến chiều 11-10, tất cả các quận, huyện và TP Thủ Đức (TP.HCM) đã đề nghị công bố kiểm soát được dịch COVID-19 theo quy định 3979 của Bộ Y tế. Thông tin được ông Phạm Đức Hải - phó Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 TP.HCM - cho biết tại buổi họp báo chiều cùng ngày.

Cùng ngày, Sở Y tế cũng gửi văn bản khẩn đến Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19, Bệnh viện điều trị COVID-19, Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19, trung tâm y tế quận, huyện và TP Thủ Đức về việc rà soát, củng cố công tác điều trị COVID-19, quyết liệt giảm tử vong, đánh giá, phân loại nguy cơ người bệnh, mức độ lâm sàng, tiến triển của bệnh...

Đặc biệt, không để nhân viên y tế trực quá 8 tiếng/ngày.

Sở Y tế TP.HCM cũng đã ban hành hướng dẫn quy trình xử lý gồm 4 bước khi phát hiện ca mắc COVID-19 tại các cơ sở y tế phù hợp yêu cầu trong tình hình mới.

Các phòng khám chưa đủ điều kiện xét nghiệm COVID-19, khi phát hiện người bệnh có triệu chứng nghi ngờ lập tức liên hệ và hướng dẫn người bệnh đến các bệnh viện để được tầm soát theo quy định (sử dụng xe cá nhân hoặc xe taxi chuyên vận chuyển F0).

Sau 10 ngày TP.HCM nới lỏng giãn cách, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP.HCM cho biết người dân TP đã nhanh chóng thích ứng an toàn, linh hoạt trong điều kiện bình thường mới. Ngày càng nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ truyền thống hoạt động trở lại, nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên, CDC đánh giá TP.HCM vẫn còn nhiều ca F0 trong cộng đồng, đó là thách thức buộc người dân phải điều chỉnh thói quen, không được chủ quan và cần phải cảnh giác phòng chống dịch bệnh hơn nữa.

Tàu chở khách hoạt động trở lại một tuần, từ 13-10

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông đã ký quy định tạm thời tổ chức vận tải hành khách bằng đường sắt thích ứng với dịch COVID-19. Quy định này có hiệu lực trong 1 tuần, từ 13 đến 20-10, sau đó sẽ đánh giá, điều chỉnh lại.

Từ ngày mai 13-10, tàu chở khách sẽ chạy lại (khứ hồi) trên các tuyến Hà Nội - Hải Phòng và Hà Nội - TP.HCM.

Khách đi từ khu vực nguy cơ cao yêu cầu phải là người đã khỏi bệnh hoặc tiêm đủ vắc xin COVID-19, có kết quả xét nghiệm âm tính trong 72 giờ, tuân thủ 5K và khai báo y tế, không đi tàu khi có sốt, ho, khó thở.

Hành khách đi từ khu vực bình thường mới đến khu vực tương đương hoặc nguy cơ cao hơn không yêu cầu điều kiện đã tiêm vắc xin, nhưng vẫn yêu cầu kết quả xét nghiệm âm tính trong 72 giờ và tuân thủ 5K, khai báo y tế.

Đường sắt Việt Nam đã dừng hoạt động tất cả các chuyến tàu chở khách từ ngày 25-8 để phòng chống dịch, ngày 13-10 là đoàn tàu chở khách đầu tiên chạy lại sau gần 2 tháng.

Tin COVID-19 tối 11-10: Cả nước 3.619 ca mắc mới, Bình Dương giảm, TP.HCM tăngTin COVID-19 tối 11-10: Cả nước 3.619 ca mắc mới, Bình Dương giảm, TP.HCM tăng

TTO - Trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 3.619 ca mắc mới tại 44 tỉnh, thành phố. Số ca mắc giảm tại Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận nhưng tăng tại TP.HCM, Đắk Lắk, Bến Tre. Trong ngày, có thêm 2.549 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

Xem thêm: mth.98464237021011202-ion-91-divoc-nix-cav-uuc-neihgn-od-neit-ev-poh-ial-yahc-hcahk-ohc-uat-01-21-gnas-nit/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tin sáng 12-10: Tàu chở khách chạy lại, họp về tiến độ nghiên cứu vắc xin COVID-19 nội”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools