vĐồng tin tức tài chính 365

Những hệ lụy đau đớn khi nền kinh tế hồi phục theo hình chữ K hậu Covid-19

2021-10-13 03:41

Sự phục hồi hậu đại dịch Covid-19 đang diễn ra một cách phân mảnh và không đồng đều. Hàng triệu người Mỹ vẫn thất nghiệp, trong khi những người giàu nhất đang nhanh chóng gia tăng khối tài sản của họ - được cho là củng cố bởi thị trường chứng khoán tăng mạnh mẽ. Khi sự phân hóa này mở rộng, thuật ngữ "Phục hồi hình chữ K" đã xuất hiện. Cụ thể, nó mô tả các khu vực khác nhau của nền kinh tế đã và đang phục hồi với tốc độ rất khác nhau.

Như hình dạng chữ "K" biểu thị, một số lĩnh vực đã tụt hậu hoặc suy giảm, chẳng hạn như khách sạn và giải trí, trong khi điều ngược lại xảy ra với lĩnh vực công nghệ. Có lẽ, quan trọng nhất, sự phục hồi hình chữ K dường như có tác động cấu trúc lên nền kinh tế. Bất bình đẳng đang tăng lên, việc làm đang trở nên khan hiếm đối với nhiều người và việc áp dụng công nghệ đang được đẩy mạnh.

Những hệ lụy đau đớn khi nền kinh tế hồi phục theo hình chữ K hậu Covid-19 - Ảnh 1.

Mô hình phục hồi hình chữ K (Nguồn: Investopedia)

Các hình thức phục hồi kinh tế khác nhau

Sau các cuộc suy thoái, nền kinh tế sẽ có mức độ phục hồi khác nhau theo từng giai đoạn. Ví dụ: sự phục hồi hình chữ V là sự phục hồi mà một sự tăng trưởng mạnh sẽ diễn ra nhanh chóng ngay sau sự sụt giảm mạnh.

Những hệ lụy đau đớn khi nền kinh tế hồi phục theo hình chữ K hậu Covid-19 - Ảnh 2.

Mô hình phục hồi hình chữ V (Nguồn: Investopedia)

Mặt khác, trong sự phục hồi hình chữ U, nền kinh tế sẽ chững lại trong một số quý trước khi phục hồi trở lại.

Những hệ lụy đau đớn khi nền kinh tế hồi phục theo hình chữ K hậu Covid-19 - Ảnh 3.

Mô hình phục hồi hình chữ U (Nguồn: Investopedia)

Sự hồi phục hình chữ L được cho là tồi tệ nhất, đánh dấu bằng một thời gian dài tăng trưởng một cách mờ nhạt sau khi đã sụt giảm mạnh. Trong trường hợp này, việc phục hồi trở lại mức cũ có thể mất nhiều năm. "Thập kỷ mất mát" ở Nhật Bản (1991 - 2001) là một ví dụ về sự phục hồi hình chữ L

Những hệ lụy đau đớn khi nền kinh tế hồi phục theo hình chữ K hậu Covid-19 - Ảnh 4.

Mô hình phục hồi hình chữ L (Nguồn: Investopedia)

Sự phục hồi hình chữ K xảy ra khi một số bộ phận của nền kinh tế trải qua sự phục hồi hình chữ V, chẳng hạn như các tập đoàn lớn, trong khi những bộ phận khác trải qua hình chữ L, chẳng hạn như lĩnh vực dịch vụ.

Dưới đây là cách sự phục hồi hình chữ K sau đại dịch đã tác động đến nền kinh tế, và những tác động lâu dài tiềm tàng của nó đối với tương lai.

Thất nghiệp dài hạn

Sự phục hồi hình chữ K do COVID-19 gây ra khó khăn rất lớn đối với những người lao động có thu nhập thấp, những người có nhiều khả năng được làm việc trong các lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tỷ lệ việc làm của những người có thu nhập dưới 27.000 USD hàng năm thấp hơn 21% so với mức trước đại dịch tính đến tháng 7 năm 2021. Ngược lại, những người kiếm được hơn 60.000 USD hàng năm đã chứng kiến ​mức tăng 9,6% trong khung thời gian này. Ngay cả ở đỉnh điểm của cuộc suy thoái Covid, tỷ lệ việc làm ở những người lao động có thu nhập thấp đã giảm 37,7%. Đối với những người kiếm được trên 60.000 USD, mức giảm chỉ là 13,3%.

Theo một nghiên cứu của Cục Thống kê Lao động, các ngành bao gồm giải trí và khách sạn, giáo dục và y tế, và thông tin là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, gây tổn thất nhiều việc làm nhất đối với người lao động có thu nhập thấp. Các lĩnh vực chứng tỏ khả năng phục hồi tốt là công nghệ và các công việc dựa vào chính phủ.

Ngoài ra, trong số những nhân viên có mức lương thấp nhất không thể làm việc do đại dịch, chỉ có 36% được tiếp cận với bảo hiểm y tế thông qua các quyền lợi do chủ lao động tài trợ. Ví dụ, lĩnh vực giải trí và khách sạn bao gồm các khách sạn, nhà hàng, địa điểm nghệ thuật và giải trí là một trong số đó.

Ngoài sự phục hồi hình chữ K theo ngành, dường như cũng có sự phục hồi hình chữ K về thu nhập. Sự phục hồi này tác động tiêu cực đến không chỉ một số ngành mà cả những người lao động được trả lương thấp nhất trong tất cả các ngành. Tỷ lệ phục hồi đối với mức lương của nhóm lao động thu nhập thấp nói chung chậm hơn đáng kể so với người lao động có mức lương cao và ít cơ hội việc làm hơn.

Điều này có thể do thực tế là nhiều công việc thu nhập thấp nằm trong các lĩnh vực không thể được thực hiện từ xa. Trên thực tế, 74% các doanh nghiệp trả mức lương thấp không thể cung cấp công việc từ xa cho nhân viên của họ, trong khi các cơ sở có mức lương cao lại đưa ra mức lương cao hơn gấp 4 lần. Trái lại, các lĩnh vực như công nghệ và các công việc liên quan chính phủ sẽ có nhiều khả năng chi trả bảo hiểm y tế hơn, họ cũng có nhiều khả năng mang lại cơ hội làm việc từ xa hơn.

Người da màu, phụ nữ và người nhập cư không có giấy tờ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các vấn đề kinh tế. Một nghiên cứu năm 2020 của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia cho thấy từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2020, số lượng chủ doanh nghiệp da đen giảm 41%, chủ doanh nghiệp người Latin giảm 32% và chủ doanh nghiệp châu Á giảm 26%; trong khi đó, chủ doanh nghiệp da trắng giảm thấp nhất ở mức 17%.

Nghiên cứu cho thấy rằng suy thoái có thể gây ra sự thay đổi thu nhập đáng kể trong suốt cuộc đời đối với những người lao động có thu nhập thấp hơn. Ngay cả trong những lần mở rộng sau đó, những thiệt hại này tính theo giờ và thu nhập không được phục hồi trong nhóm thu nhập thấp nhất trong 52 năm qua. Vì những lý do này, bức tranh thất nghiệp có thể có những ảnh hưởng dai dẳng 13

Gia tăng cách biệt giàu nghèo

Khi sự phục hồi tiếp tục diễn ra, không thể bỏ qua sự phân chia tài sản ngày càng không bình đằng. Trong suốt đại dịch, các tỷ phú Mỹ đã tăng tài sản của họ thêm 1,8 nghìn tỷ USD vào tháng 8 năm 2021.Theo nhà kinh tế người Pháp Gabriel Zucman, bất bình đẳng giàu nghèo ngày nay đã vượt qua mức được thấy trong "Thời đại vàng son" của thế kỷ 19.

Bất bình đẳng giàu nghèo gia tăng bởi mức tăng vọt của thị trường chứng khoán. Sau mức thấp nhất vào tháng 3 năm 2020, chỉ số S&P 500 đã phục hồi trong thời gian kỷ lục và sau đó đã tăng 95% trong 18 tháng tiếp theo. Năm 2021, 10% người Mỹ giàu nhất sở hữu 89% cổ phiếu và quỹ tương hỗ.

Một phần nhờ vào môi trường lãi suất thấp, thị trường nhà ở cũng phát triển mạnh, tiếp tục mang lại lợi ích cho những người giàu nhất. Vào năm 2020, 842 nghìn giao dịch mua bán các căn nhà có sẵn đã được thực hiện - con số cao nhất từ 2016. Theo Cục Dự trữ Liên bang, 10% người giàu nhất sở hữu 45% bất động sản tại Mỹ. Mặc dù đây là một tin tốt cho những người hiện đang sở hữu bất động sản, nhưng nó lại đưa ra một bức tranh khác cho những người đang đấu tranh để thâm nhập vào thị trường nhà ở.

Trong khi đó, đại dịch lại làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn về nhà ở đối với những người thuê nhà, đặc biệt là những người da màu. Một nghiên cứu của Pew vào tháng 4 năm 2020 đã báo cáo, khoảng 61% người được hỏi là người gốc Tây Ban Nha nói rằng ai đó trong gia đình họ đã mất việc làm, con số này là 44% với người da đen và 38% với người da trắng.

Gia tăng độc quyền doanh nghiệp

Hệ quả trực tiếp của đại dịch là sự chuyển hướng sang làm việc từ xa. Điều này không chỉ đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ mà còn thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến công nghệ.

Một ví dụ điển hình về điều này là Zoom (ZOOM), chứng kiến ​​sự phát triển bùng nổ khi hội nghị truyền hình trở nên quan trọng hơn trong thời kỳ xã hội dãn cách. Hệ quả là sự độc quyền tập trung của các gã khổng lồ trong ngành công nghệ càng được củng cố, thậm chí còn mạnh mẽ hơn trước đại dịch.

Các công ty công nghệ và các tập đoàn lớn cũng được hưởng lợi từ các biện pháp kích thích lớn của chính phủ. Ví dụ, Cục Dự trữ Liên bang đã mở rộng tín dụng 750 tỷ USD cho các chủ doanh nghiệp lớn để giúp họ giữ chân nhân viên. Trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cũng được hưởng lợi từ các biện pháp kích thích của chính phủ, song sự phát triển của họ không rõ rệt.

Điều này đặc biệt có vấn đề vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu trách nhiệm cho 44% hoạt động kinh tế và tạo ra hai phần ba việc làm mới ở Mỹ. Là mạch máu cho sự đổi mới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cạnh tranh trong một nền kinh tế.

Với sự hiện diện ngày càng nhiều của các công ty độc quyền (chỉ được nhấn mạnh bởi sự phục hồi hình chữ K), điều này có nhiều tác động đối với tương lai. Tự động hóa có thể sẽ gia tăng, và tạo ra bất bình đẳng mang tính hệ thống hơn nữa.

Quan trọng là, nó có thể sẽ định hình bản chất công việc. Khi mà các mô hình làm việc truyền thống cho phép thúc đẩy tính di động, thì nền kinh tế sẽ không mang lại cơ hội thăng tiến như nhau. Điều này có thể thấy ở các công ty như Uber hay Doordash, nơi các tương tác được quản lý theo thuật toán để đạt hiệu quả, với tương đối ít người quản lý trực tiếp. 

Tóm lại

Sự phục hồi hình chữ K đang củng cố các xu hướng cấu trúc vốn đã xuất hiện từ lâu trước khi đại dịch xuất hiện. Nhưng có lẽ điều đáng lo ngại nhất là thực tế là tình trạng thất nghiệp của nhóm người lao động có thu nhập thấp và bất bình đẳng giàu nghèo có thể kéo dài trong nhiều năm. Điều này sẽ chỉ làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu nghèo và sự phân biệt chủng tộc giữa các quốc gia.

Theo Investopedia

Xem thêm: nhc.57731517121011202-91-divoc-uah-k-uhc-hnih-oeht-cuhp-ioh-et-hnik-nen-ihk-nod-uad-yul-eh-gnuhn/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những hệ lụy đau đớn khi nền kinh tế hồi phục theo hình chữ K hậu Covid-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools