Nhạc sĩ Trần Xuân Tiến và bìa sách Tuyển tập ca khúc Tổ quốc yêu thương - Ảnh: THANH HIỆP
Tổ quốc yêu thương lấy tiết tấu là dòng thời gian chảy qua năm tháng theo nhịp điệu của chiến tranh và hòa bình, của tranh đấu và kiến thiết, của khát vọng và kỷ niệm, của đời chung và tình riêng; cho nên có hành khúc mà cũng có tình khúc, có nhịp đi mà cũng có không ít khoảng lặng, có hừng hực tiếng vỗ tay thúc giục mà cũng có nhịp nhàng điệu võng theo lời ru ầu ơ...
Tổ quốc yêu thương dùng giai điệu là chính cuộc sống sôi động, dấn thân, nhập cuộc, đầy tràn nhiệt huyết, đầy tràn niềm tin với bao nhiêu điều đáng nhớ, bao nhiêu chuyện để kể của một người trong cuộc: đi học, làm thơ, viết nhạc, tập hát, đàn ca, xuống đường biểu tình, tổ chức đoàn văn nghệ, đi diễn thuyết đấu tranh, phổ biến ca khúc cách mạng cho giới trẻ, phát triển phong trào ca khúc chính trị trong thanh niên, sáng tác ca khúc cho hoạt động Đoàn - Đội và phong trào thanh thiếu nhi, làm công tác văn hóa văn nghệ cho Đảng...
Cuộc đời ấy, nếu cần tổng kết, có thể khái quát bằng các cặp từ khóa vốn hòa quyện, gắn bó với nhau như hình với bóng, không thể chia tách, đó là cách mạng và tuổi trẻ, quê hương và tình yêu!
Chính tuổi trẻ đã đưa anh đến với cách mạng và gắn bó với cách mạng, và chính cách mạng đã làm cho tuổi trẻ của anh trở nên ý nghĩa, trở thành lý tưởng sống và thôi thúc anh mãi đi cùng với các thế hệ người trẻ tuổi! Chính quê hương là cái nôi của tình yêu và tình yêu trong anh luôn đi cùng với quê hương, đất nước!
Nếu muốn tiếp tục đúc kết một lần nữa, chúng ta lại có thể gộp cách mạng với quê hương, tuổi trẻ với tình yêu để làm nên Tổ quốc yêu thương!
Những ai quen biết đều biết nhạc sĩ Trần Xuân Tiến có tài ăn nói. Ngoài tài hoa diễn thuyết, anh còn có biệt tài kể chuyện: kể chuyện đấu tranh, kể chuyện tiếu lâm, kể chuyện bằng âm nhạc...
Dù là kể chuyện gì và kể bằng cách nào, anh cũng là người thành công!
Trần Xuân Tiến sinh ra và lớn lên ở Quảng Ngãi, vào học Đại học Văn khoa tại Sài Gòn. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, anh tham gia trực tiếp vào phong trào sinh viên - học sinh Sài Gòn - Gia Định, sung sức sáng tác và diễn thuyết, biểu diễn và... biểu tình, góp mặt tích cực trong phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe", nòng cốt trong đội hình Hội Sinh viên sáng tác (Tổng hội Sinh viên Sài Gòn), làm đoàn trưởng Đoàn văn nghệ sinh viên - học sinh Sài Gòn...
Sau 30-4-1975, anh một lòng gắn bó và trở thành một nhạc sĩ của Đoàn, của phong trào thanh thiếu niên!
Nhiều thế hệ các bạn trẻ hôm nay đã đi cùng năm tháng với những ca khúc của anh: Những bài hát sinh hoạt cộng đồng - Quanh lửa hồng/ Bài hát chia tay... Những bài hát tuổi quàng khăn đỏ: Hái ổi/ Học đánh vần/ Thành phố Bác Hồ, thành phố của em/ 300 năm thành phố của em...
Những bài hát đồng hành với sức trẻ hành động: Bài ca tuổi trẻ (Thanh niên xung phong TP.HCM)/ Tuổi trẻ miền Đông (Thanh niên tiên tiến miền Đông Nam Bộ)/ Niềm vui chiến dịch (chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè)/ Thành phố màu xanh (hoạt động Ngày chủ nhật xanh)/ Bạn ơi! Hãy ra biển lớn (chào mừng Đại hội Đoàn TP.HCM, 2004)...
TTO - Năm nay Đoàn kỷ niệm 90 năm thành lập, còn ông vừa mừng sinh nhật tuổi 91. Trọn một đời, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã chứng kiến lớp lớp thế hệ trẻ xông pha trên mọi mặt trận, bạt núi mở đường, trăm mối ra chiến trường.
Xem thêm: mth.38365230221011202-ioht-tom-neyuhc-ek-cuhk-ac-gnuhn/nv.ertiout