Ping An Insurance từ lâu đã tranh luận rằng họ nên được coi là một công ty công nghệ thay vì công ty bảo hiểm nhân thọ. Sau khi vốn hóa mất 90 tỷ USD, Ping An đang được định giá tương đương một nhà phát triển bất động sản ở thời điểm lĩnh vực này đang không còn được ưa chuộng.
Mức giảm 40% của cổ phiếu Ping An trong năm nay đã đẩy tỷ lệ P/E xuống chỉ còn trên 6, cao hơn một chút so với mức 5,7 của Stock Exchange Property Index và thấp hơn nhiều so với con số 20 của các công ty được hậu thuẫn bởi Berkshire Hathaway và AIA. Nguyên nhân là do Ping An có một khoản đầu tư bất động sản sụt giảm giá trị, việc Trung Quốc thay đổi quy định đã ảnh hưởng đến giá trị của các sản phẩm kinh doanh và mảng bảo hiểm nhân thọ cũng lao dốc.
Mô hình kinh doanh của Ping An dựa vào việc đầu tư vào các nền tảng trực tuyến như trang web dịch vụ y tế GoodDoctor và Autohome để thu hút khách hàng nhờ các chính sách ưu đã và các sản phẩm quản lý tài sản (WMP). Công ty này từ đó sẽ thu thập dữ liệu để điều chỉnh mảng bảo hiểu và tạo doanh thu, sau đó sẽ rót tiền cho các trang web khác.
Ngoại trừ hoạt động kinh doanh trọng tâm của công ty đang gặp khó khăn thì khoản đầu tư hàng tỷ USD vào China Fortune Land cũng đang gặp trắc trở, làm dấy lên mối lo ngại về việc Ping An cũng bị ảnh hưởng vì có tiếp xúc với các nhà phát triển khác.
Tăng trưởng lợi nhuận hoạt động của các lĩnh vực kinh doanh của Ping An.
Steven Lam - nhà phân tích tại Hong Kong của Bloomberg Intelligence, cho biết: "Công nghệ là ‘selling point’ rất hiệu quả của Ping An trong những năm gần đây, nhưng dường như đang thiếu đi sức hút. Nhà đầu tư quốc tế đang lo sợ trước những bất ổn ở thị trường Trung Quốc."
Ping An đã rất thành công trong việc áp dụng công nghệ vào kinh doanh, ví dụ như dùng chatbot và AI để giúp giải quyết các khiếu nại về bảo hiểm ô tô trong vài phút. Tuy nhiên, đại dịch và tình trạng dân số già đã khiến người tiêu dùng không còn muốn cam kết với các chính sách bảo hiểm nhân thọ trong dài hạn.
Mảng kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đã tạo ra 53% doanh thu cho Ping An vào năm 2020, khi giá trị doanh nghiệp mất tới 35%. Trong nửa đầu năm nay, doanh thu từ lĩnh vực cốt lõi của Ping An giảm 12% và số lượng cơ sở đại diện bán hàng cũng giảm 17% xuống mức thấp hơn 878.000.
Dù đang nỗ lực áp dụng công nghệ nhiều hơn để tăng năng suất của nhân viên bán hàng và loại bỏ nhân sự làm việc kém hiệu quả, nhưng Ping An cũng phải đối mặt với bối cảnh thị trường lao động Trung Quốc đang thay đổi. Thu nhập trung bình hàng tháng của 1 đại lý Ping An đã giảm 8% xuống còn 5.793 NDT (897 USD) vào năm ngoái.
Trong khi đó, Ping An cho biết thị trường vẫn chưa hiểu hoàn toàn về những nỗ lực trong việc cải cách lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và những tiềm lực khác của họ.
4 cổ phiếu của các công ty công nghệ được Ping An hậu thuẫn đều giảm mạnh.
Do Trung Quốc siết chặt quy định, China Fortune lao dốc cũng xóa sạch 20,8 tỷ NDT lợi nhuận trong nửa đầu năm nay của Ping An. Công ty này đã chi 2 tỷ USD cho 20% cổ phần của nhà phát triển vào năm 2018 và đang sở hữu 25% cổ phần của 1 nhà phát triển Trung Quốc đầu tiên vỡ nợ kể từ khi Bắc Kinh kiểm soát đòn bẩy.
Mối lo ngại hiện nay là mức độ tiếp xúc của Ping An với các nhà phát triển bất động sản. Hồi tháng 8, công ty cho biết 4,8% vốn đầu tư của họ là vào lĩnh vực bất động sản, trong khi các nhà phân tích chứng khoán hàng đầu lại cho rằng con số thực cao hơn gấp đôi. Tuy nhiên, Ping An đã phủ nhận đánh giá trên.
Trước đây, Ping An đã hưởng lợi đáng kể khi bán cổ phần trong các đợt IPO của các công ty công nghệ, bao gồm Lufax và Pinga An Healthcare and Technology (GoodDoctor). Tuy nhiên, khi Bắc Kinh kiểm soát gắt gao khu vực tư nhân, cổ phiếu của các công ty này lại sụt giảm vào năm 2021 và khả năng thực hiện IPO ở thị trường nước ngoài đối với các startup khác mà họ dự định cũng trở nên khó thực hơn.
Tham khảo Bloomberg