Cơn ác mộng đứt gãy chuỗi cung ứng đã khiến tăng giá tiêu dùng và kiềm chế đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Thật không may, các phân tích của hãng xếp hạng Moody’s cảnh báo rằng tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ xấu đi trước khi được cải thiện hơn.
Trong báo cáo ngày 11/10, Moody’s viết: "Khi đà phục hồi nền kinh tế toàn cầu tiếp tục mạnh mẽ hơn, mối nguy bị cản trở bởi đứt gãy chuỗi cung ứng hiện tại ở mọi khía cạnh ngày càng rõ ràng hơn".
Vào ngày 12/10, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2021 của Mỹ xuống 1 điểm phần trăm, mức cao nhất đối với bất kỳ nền kinh tế G7 nào. IMF chỉ ra rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tiêu thụ yếu, bản thân nó bị thúc đẩy một phần bởi những tắc nghẽn của chuỗi cung ứng, như thiếu ô tô mới trong lúc thiếu hụt chip máy tính.
Theo Moody’s, các biện pháp kiểm soát biên giới và hạn chế di chuyển, không có thẻ vắc xin toàn cầu và nhu cầu bị dồn nén do bị mắc kẹt ở nhà đã kết hợp thành một cơn bão hoàn hảo.
Cơn bão này sẽ khiến sản xuất toàn cầu bị cản trở vì giao hàng chậm trễ, chi phí và giá cả sẽ tăng. Do đó, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ không còn tăng trưởng mạnh mẽ.
Moody’s cho biết "mắt xích yếu nhất" có thể là do tình trạng thiếu tài xế xe tải. Đây là một vấn đề góp phần gây ra tắc nghẽn tại các cảng và khiến các trạm xăng ở Vương quốc Anh cạn kiệt. Moody’s cảnh báo rằng có "những đám mây đen phía trước", bởi vì một số yếu tố khiến việc vượt qua những hạn chế về nguồn cung trở nên đặc biệt khó khăn.
Đầu tiên, công ty này chỉ ra sự khác biệt trong cách các quốc gia chống lại Covid-19. Trong khi Trung Quốc nhắm tới mục tiêu zero Covid, Mỹ lại "sẵn sàng sống chung với Covid-19 như một căn bệnh đặc hữu".
Các nhà phân tích viết: "Điều này đặt ra một thách thức nghiêm trọng trong việc dung hòa các quy tắc và quy định đối với công nhân vận tải di chuyển ra vào các cảng và trung tâm trên khắp thế giới".
Thứ hai, Moody’s viện dẫn việc thiếu nỗ lực phối hợp toàn cầu để đảm bảo hoạt động thông suốt của mạng lưới vận tải và logistics trên toàn thế giới.
Một số người tỏ ra lạc quan hơn về triển vọng của chuỗi cung ứng.
Giám đốc điều hành JPMorgan - Chase Jamie Dimon - hôm thứ Hai cho biết rằng những trục trặc của chuỗi cung ứng sẽ nhanh chóng biến mất.
Trong hội nghị do Viện Tài chính Quốc tế tổ chức, ông nói: "Đây sẽ không phải là vấn đề của năm tới. Hiện tại đã là phần tồi tệ nhất của vấn đề. Tôi nghĩ rằng các hệ thống thị trường tuyệt vời sẽ điều chỉnh nó giống như các công ty đã làm".
Theo CNN