vĐồng tin tức tài chính 365

Tràn lan kit xét nghiệm nước bọt, quảng cáo có cánh

2021-10-14 07:48
Tràn lan kit xét nghiệm nước bọt, quảng cáo có cánh  - Ảnh 1.

Nhiều kit xét nghiệm nước bọt được rao bán

Theo lời quảng cáo, người dùng chỉ cần ho hoặc khạc nhẹ và nhổ 4 lần nước bọt vào túi giấy màu trắng rồi đợi khoảng 10 phút là đã có kết quả xét nghiệm. Giá cũng khá "chát": 150.000 - 800.000 đồng/hộp.

Quảng cáo có cánh

"Không có phản ứng chéo, không đau, không khó chịu, dễ dàng thao tác tại nhà, không phải sợ đau đớn như phương pháp lấy dịch mũi, tốt cho người già và trẻ em, độ chính xác lên đến 99%, sản phẩm duy nhất được Bộ Y tế cấp phép...", đó là một trong hàng trăm lời mời trên khắp các trang mạng xã hội về bộ kit xét nghiệm nước bọt. Thực hư ra sao?

Chúng tôi liên hệ với một tài khoản có tên P.K. (ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM), người này cho biết có sẵn rất nhiều loại kit xét nghiệm COVID-19 bằng nước bọt. Loại của Đức giá 160.000 đồng/hộp, nếu mua 5 hộp sẽ có giá 750.000 đồng; loại Sanicom có giá 170.000 đồng/hộp và 780.000 đồng/5 hộp. Có thể ship nhanh trong ngày ở tất cả các quận tại TP.HCM. Theo người bán hướng dẫn, chỉ cần cho mẫu thử nước bọt vào ống đựng dung dịch, lắc đều, sau đó nhỏ dung dịch vào khay thử, chờ 10 - 15 phút sẽ có kết quả.

Tại nhóm chuyên mua bán kit xét nghiệm, số lượng thành viên đã lên đến 73.000 người, các loại kit xét nghiệm nước bọt được quảng bá là hàng xách tay từ nhiều nơi như Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc...

Một website giới thiệu về sản phẩm trang thiết bị y tế cũng công khai bán đủ loại kit xét nghiệm, trong đó có bộ kit xét nghiệm nước bọt PCL xét nghiệm nhanh cho kết quả, độ chính xác cao với đoạn clip quảng cáo hoành tráng "Là bộ kit test nước bọt duy nhất được cấp phép tại Việt Nam". Trên một số trang thương mại điện tử, việc đặt mua kit xét nghiệm COVID-19 bằng nước bọt càng dễ dàng hơn, cũng với đủ loại và giá cả 500.000 - 700.000 đồng/bộ 5 kit.

Độ chính xác kém

Theo tìm hiểu, các loại kit xét nghiệm nhanh được Bộ Y tế cấp phép chủ yếu là sử dụng phương pháp lấy mẫu dịch tỵ hầu. Hiện trong nước có 97 loại kit xét nghiệm COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép, trong đó có 35 loại kit xét nghiệm RT-PCR và 39 loại kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên, 23 loại kit xét nghiệm kháng thể.

Các kit xét nghiệm này nếu muốn được lưu hành, nhập khẩu trong nước bắt buộc phải được Bộ Y tế thẩm định và cấp phép. Hiện nay công nghệ xét nghiệm COVID-19 sử dụng nước bọt và công nghệ xét nghiệm quang học đã được thực hiện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương 2, nhưng Bộ Y tế vẫn chưa triển khai rộng rãi.

PGS Trần Văn Ngọc, chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TP.HCM, cho biết về nguyên lý kit xét nghiệm nhanh vùng dịch tỵ hầu và nước bọt cũng giống nhau. Tuy nhiên, loại nào cũng phải phụ thuộc vào chất lượng của kit, đồng thời những loại kit xét nghiệm nhanh hiện nay có độ nhạy khá thấp, chỉ khoảng 60%, vì vậy sẽ bỏ sót F0 nếu như âm tính giả. Do vậy đến nay các kit xét nghiệm nhanh chỉ mang tính chất sàng lọc, cần phải sử dụng thêm RT-PCR để xác định.

"Trước khi được đưa vào sử dụng và nhập các kit test này, Bộ Y tế phải kiểm định chất lượng bởi chất lượng của các loại test cực kỳ quan trọng. Nếu kit test đó chất lượng tốt sẽ có độ đặc hiệu và độ nhạy cao. Hiện nay, trên thị trường test nhanh kháng nguyên dùng qua mũi rất nhiều mà chất lượng không đồng đều. Các loại test nhanh kể cả test bằng nước bọt nếu không được kiểm định sẽ cho kết quả âm tính giả rất cao lên đến 40 - 50%. Đó là lý do để được công nhận F0, Bộ Y tế phải thực hiện RT-PCR", ông Ngọc cho biết.

PGS Đỗ Văn Dũng, trưởng khoa y tế công cộng, nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM, cho biết về cơ bản test nước bọt cũng được chia làm 2 loại: test nhanh kháng nguyên và test RT-PCR. Các công trình nghiên cứu quốc tế đã cho thấy test nhanh kháng nguyên và RT-PCR bằng nước bọt có độ đặc hiệu, độ chính xác rất kém, kém hơn so với lấy mẫu vùng tỵ hầu, do vậy nhiều nghiên cứu đã loại ra ngoài việc làm test nhanh kháng nguyên bằng nước bọt.

"Nhiều test nhanh kháng nguyên bằng nước bọt được rao bán hiện nay chủ yếu là test nước bọt có xuất xứ từ Trung Quốc có độ nhạy rất kém. Những sản phẩm này chưa được Bộ Y tế cho phép lưu hành, vì vậy người dân sử dụng sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ", ông Dũng nói.

Ông Dũng cho biết thêm một số người như bị kích ứng mũi, dễ chảy máu cam, không thể lấy mẫu vùng tỵ hầu... họ bắt buộc phải lấy mẫu nước bọt tuy nhiên độ nhạy kém hơn. Về cơ chế test nhanh kháng nguyên bằng nước bọt, hiệu quả rất kém vì virus không nhân bản trong họng mà nhân bản trên tế bào đường hô hấp như mũi, tỵ hầu, phế quản. Khi lấy nước bọt, sẽ bị hòa loãng vì vậy nó chỉ phát hiện tạm thời nếu virus nhiều và độ nhạy rất thấp, dễ xảy ra sai sót.

"Bộ Y tế đến nay vẫn chưa cấp phép, khi mua các hàng trôi nổi trên mạng sẽ dẫn đến hàng đó là hàng giả, hàng kém chất lượng, việc sử dụng các test này có thể gây tâm lý chủ quan để lây lan dịch bệnh, rất nguy hiểm", ông Dũng nói.

Tràn lan kit xét nghiệm nước bọt, quảng cáo có cánh  - Ảnh 2.

Kit xét nghiệm nước bọt được các cá nhân rao bán trên các hội nhóm, trang mạng xã hội - Ảnh: CẨM NƯƠNG chụp lại

Mỹ: người lớn tuổi không nên dùng aspirin phòng đau tim, đột quỵ lần đầu

Những người từ 60 tuổi trở lên không nên dùng aspirin liều thấp (thường là 75mg, đôi khi cao hơn) để phòng đau tim hay đột quỵ vì nguy cơ gây xuất huyết nội của loại thuốc này lớn hơn nhiều so với tác dụng phòng bệnh của nó.

Theo báo Wall Street Journal, đây là khuyến cáo của Nhóm chuyên trách các dịch vụ dự phòng Mỹ - một hội đồng chuyên gia y khoa do Chính phủ Mỹ bảo trợ. Tuy nhiên khuyến nghị này của họ không áp dụng với những người đã dùng aspirin sau khi bị đau tim hay đột quỵ rồi, hoặc với trường hợp đã phải đặt stent. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, đau tim và đột quỵ là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Mỹ, ước tính mỗi năm có khoảng 605.000 người dân nước này bị đau tim lần đầu và khoảng 610.000 người bị đột quỵ lần đầu.

Lâu nay, việc dùng aspirin (một loại thuốc chống đông máu) liều thấp hằng ngày cho thấy đã giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ, nhưng thuốc này cũng có nhiều tác hại đi kèm, trong đó có tình trạng gây xuất huyết ở dạ dày, ruột và não. Nguy cơ xuất huyết nội vì aspirin tăng theo độ tuổi.

Nhóm chuyên trách các dịch vụ dự phòng Mỹ là đơn vị có nhiệm vụ xem xét các chứng cứ khoa học và đề xuất hướng dẫn với các dịch vụ y tế dự phòng. Trong bản dự thảo khuyến nghị ngày 12-10 của nhóm, họ khuyên những người trong độ tuổi 40 - 50 nên trao đổi với bác sĩ về nguy cơ có thể bị đau tim hay đột quỵ của bản thân để thấy có cần phải dùng aspirin hằng ngày hay không. Theo nhóm chuyên gia, các chứng cứ cho thấy lợi ích từ việc này là nhỏ.

Dự thảo khuyến nghị về việc dùng aspirin phòng đau tim, đột quỵ lần đầu của Nhóm chuyên trách các dịch vụ dự phòng Mỹ sẽ được tham vấn lấy ý kiến đến tháng 11 trước khi nhóm phát đi nội dung khuyến nghị cuối cùng. Nhóm chuyên gia này cũng dự định rút lại một chỉ dẫn họ từng đưa ra năm 2016 khuyên những người trong độ tuổi 50 - 59 dùng aspirin hằng ngày để phòng ung thư đại trực tràng.

D.KIM THOA

Chưa có kit xét nghiệm COVID-19 bằng mẫu nước bọt được cấp phép tại Việt Nam

Theo thông tin từ Bộ Y tế, đến nay bộ đã cấp phép cho xấp xỉ 100 sản phẩm test nhanh kháng nguyên, kháng thể và RT-PCR. Tất cả các test này đều lấy mẫu là dịch tỵ hầu và một số là lấy mẫu máu, chưa có sản phẩm test nhanh qua mẫu nước bọt được cấp phép, mặc dù thị trường có quảng cáo và một số quốc gia lân cận có sử dụng hình thức xét nghiệm này.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cũng cho biết có nhận được chỉ đạo nghiên cứu thay thế xét nghiệm dịch tỵ hầu bằng mẫu nước bọt nhưng đến nay chưa có kết quả. Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, ở Nhật và một số quốc gia đã xét nghiệm COVID-19 thông qua nước bọt, giảm khó chịu cho người được lấy mẫu.

Về nguyên tắc có thể xét nghiệm thông qua mẫu nước bọt thay thế mẫu lấy từ dịch tỵ hầu. Nhưng độ chính xác và ổn định cần xem xét thêm.

L.ANH

Về giá kit xét nghiệm COVID-19, Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra làm rõ thông tin tới nhân dânVề giá kit xét nghiệm COVID-19, Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra làm rõ thông tin tới nhân dân

TTO - Người đứng đầu Chính phủ đặc biệt lưu ý tới việc chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong phòng, chống dịch COVID-19. Về giá kit xét nghiệm COVID-19, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan vào cuộc kiểm tra làm rõ...

Xem thêm: mth.87763641231011202-hnac-oc-oac-gnauq-tob-coun-meihgn-tex-tik-nal-nart/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tràn lan kit xét nghiệm nước bọt, quảng cáo có cánh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools