vĐồng tin tức tài chính 365

Khôi phục sản xuất sau dịch, doanh nghiệp Đắk Lắk thiếu vật liệu

2021-10-14 16:51

Dù hoạt động trở lại sau khi dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, nhưng nhiều doanh nghiệp tại Đắk Lắk đang gặp khó khăn về nguồn vật liệu, chưa thể phục hồi ngay được.

Ông Nguyễn Kim Tùng, đại diện Công ty Hồng Lĩnh - Chủ đầu tư cụm công nghiệp Tân An (TP.Buôn Ma Thuột) cho hay, hơn 70% doanh nghiệp với khoảng 1.000 người lao động ở cụm công nghiệp đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, một số đơn vị chỉ hoạt động cầm chừng, chờ nguồn nguyên liệu về để sản xuất sản phẩm.

Ví như, có đơn vị thiếu thành phẩm (đường, chất tạo màu) để sản xuất nước giải khát. Hoặc có doanh nghiệp chưa có nguyên vật liệu cần thiết để sản phẩm chống thấm trong mùa mưa do TPHCM, Bình Dương không đáp ứng được nguồn hàng.

Bởi vậy, dù dịch bệnh COVID-19 về cơ bản đã được kiểm soát nhưng nhiều chủ doanh nghiệp chưa vội gọi thêm công nhân. Nhiều chỗ còn phải giải quyết hàng tồn đọng trong kho nhiều tháng qua, bán tháo để cố gắng thu hồi vốn, ông Tùng thông tin.

Nhiều doanh nghiệp ở Đắk Lắk vẫn chưa thể phục hồi trở lại sau ảnh hưởng của dịch bệnh. Ảnh: Bảo Trung
Nhiều doanh nghiệp ở Đắk Lắk vẫn chưa thể phục hồi sản xuất sau ảnh hưởng của dịch bệnh. Ảnh: Bảo Trung

Lãnh đạo Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk thừa nhận: "Đa số doanh nghiệp ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở tỉnh đã hoạt động trở lại bình thường. Nhưng thực tế nhiều nơi vẫn sản xuất cầm chừng, thiếu thốn nguyên vật liệu đầu vào, rất khó phục hồi như trước thời điểm chưa bùng phát dịch bệnh".

Bà Lê Thị Tuyết Hạ - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thép Đông Nam Á (khu công nghiệp Hòa Phú) cho hay, đầu tháng 10 đến nay, doanh nghiệp đang từng bước phục hồi sản xuất ở tỉ lệ tương đối nhưng vẫn cố gắng duy trì hơn 600 công nhân làm việc. Nhà máy vẫn đang thiếu hụt lượng lớn thép phế liệu, Silic, Mangan vốn là những vật liệu đầu vào để sản xuất thép thành phẩm, giá tăng và mua, vận chuyển đang rất khó. Hiện, 2/3 người lao động ở doanh nghiệp đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, số còn lại vẫn chưa được tiêm mũi 1.  

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk: Trong 9 tháng đầu năm 2021, tỉnh có 548 doanh nghiệp giải thể, bỏ địa chỉ kinh doanh, ngừng hoạt động (tăng hơn 21% so với cùng kỳ 2019).

Trong mùa dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk điêu đứng, rất nhiều đơn vị buộc phải giải thể. Ảnh: K.B
Trong mùa dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk điêu đứng, rất nhiều đơn vị buộc phải giải thể. Ảnh: K.B

Số doanh nghiệp thành lập mới của tỉnh cũng phát triển chậm lại. 9 tháng qua, địa phương có 780 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký là 13.348 tỉ đồng (giảm 37% về số lượng và 36,23% về vốn so với cùng kỳ 2020). 

Toàn tỉnh này hiện đang có hơn 10.000 doanh nghiệp hoạt động.

Ông Huỳnh Văn Dũng - Chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk cho hay, đã quan tâm đến tuyên truyền đến với hội viên chính sách hỗ trợ của Nhà nước về phục hồi sản xuất kinh doanh trong điều kiện bình thương mới sau đại dịch COVID-19. Đơn vị còn thành lập Trung tâm kết nối chuyển đổi số doanh nghiệp, thiết lập hệ thống đối tác chiến lược bài bản và hơn 20 đối tác chiến lược về tư vấn lẫn hoạch định, giải pháp số cho thương mại, giải pháp số cho quản trị khu vực sản xuất...

Dự kiến, ngày mai (15.10), UBND tỉnh Đắk Lắk sẽ họp bàn phương án triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP về áp dụng các biện pháp hành chính phù hợp để vừa phục hồi kinh tế, tạo điều kiện cho người dân, hàng hóa lưu thông vừa đảm bảo việc phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả; đặc biệt là ở địa bàn TP.Buôn Ma Thuột - nơi vẫn đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15.

Xem thêm: odl.165369-ueil-tav-ueiht-kal-kad-peihgn-hnaod-hcid-uas-taux-nas-cuhp-iohk/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khôi phục sản xuất sau dịch, doanh nghiệp Đắk Lắk thiếu vật liệu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools