vĐồng tin tức tài chính 365

Chính phủ yêu cầu 'bình thường mới', địa phương vẫn làm trái, mỗi nơi một kiểu

2021-10-15 03:04
Chính phủ yêu cầu bình thường mới, địa phương vẫn làm trái, mỗi nơi một kiểu - Ảnh 1.

Người dân hoa mắt trước những hướng dẫn vừa ra hôm nay 14-10 của Hải Phòng, bất kể nghị quyết 128 của Chính phủ yêu cầu không cát cứ, cục bộ - Ảnh: TIẾN THẮNG

Một ngày sau khi Bộ Y tế hướng dẫn chuyên môn để thực hiện nghị quyết 128, Quảng Ninh thông báo không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ xét nghiệm người đến từ vùng dịch cấp 4 hoặc cách ly y tế, vùng phong tỏa, trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ vùng dịch ở cấp độ 3.

Hướng dẫn này thay thế cho văn bản Quảng Ninh vừa ban hành 2 ngày trước, với những yêu cầu gắt, như tất cả người Quảng Ninh từ nơi khác về hoặc người tỉnh khác đến Quảng Ninh phải có xét nghiệm COVID-19 âm tính.

Hải Phòng tự "đẻ" thêm màu?

Trưa 14-10, Sở Y tế Hải Phòng ban hành hướng dẫn tạm thời biện pháp phòng chống dịch COVID-19 với người từ các tỉnh, thành khác về, phân theo bảng màu do... Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Phòng xây dựng.

Theo đó, các tỉnh, thành được phân vùng màu vàng có Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng...; màu xanh lá có Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên...; màu xanh nước biển là Quảng Ngãi, Sóc Trăng; các tỉnh, thành còn lại nằm trong phân vùng màu trắng.

Điều này rất lạ, bởi hiện Bộ Y tế hướng dẫn về chuyên môn thống nhất toàn quốc có các màu xanh, vàng, cam, đỏ tùy theo cấp độ dịch. Nhưng Hải Phòng có xanh nước biển, trắng, xanh lá!

Hướng dẫn cho người đến Hải Phòng từ các vùng cũng khác nhau: nếu ở vùng màu cam, màu vàng sẽ phải cách ly tại nhà 7 ngày; tỉnh xanh lá mạ, xanh nước biển thì tự theo dõi sức khỏe tại nhà 14 ngày, tỉnh màu trắng chỉ cần khai báo y tế, thực hiện 5K. Người đi xe cá nhân từ vùng cam chưa tiêm vắc xin, chưa đủ mũi phải cách ly tập trung 14 ngày. 

Điều này trái với quy định chuyên môn của Bộ Y tế, khi hướng dẫn người đã tiêm vắc xin chỉ cần theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày.

Chính phủ yêu cầu bình thường mới, địa phương vẫn làm trái, mỗi nơi một kiểu - Ảnh 2.

Xe khách Hải Phòng vẫn "nằm im" - Ảnh: TIẾN THẮNG

Vẫn đòi phải có xét nghiệm

Tối 14-10, UBND Hải Phòng có hướng dẫn cập nhật không yêu cầu người vào địa bàn phải trình giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 nhưng lại thêm quy định mới khác với hướng dẫn của Bộ Y tế.

Hướng dẫn của Bộ Y tế nói rõ không chỉ định xét nghiệm đối với những người dân thực hiện đi lại, trừ các trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3. 

Những người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh chỉ phải thực hiện xét nghiệm trong các tình huống: khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; người thuộc diện cách ly y tế hoặc theo dõi y tế; người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

Thế nhưng, TP Hải Phòng yêu cầu người đến từ vùng nguy cơ (tương ứng các vùng màu xanh - cấp độ 1 - theo bảng phân vùng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế) nếu được công bố khỏi bệnh COVID-19 song chưa quá 6 tháng thì phải cách ly tại nhà 7 ngày và lấy mẫu xét nghiệm vào ngày thứ 7.

Với người đã tiêm đủ liều vắc xin, phải tự theo dõi sức khỏe 7 ngày và lấy mẫu xét nghiệm vào ngày đầu tiên khi đến Hải Phòng. Riêng người chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã tiêm đủ liều vắc xin nhưng mũi tiêm cuối cùng chưa đủ 14 ngày thì phải cách ly tại nhà 7 ngày, xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ 1, thứ 7.

Những ai đến từ các vùng nguy cơ cao hơn thì thời gian cách ly, theo dõi sức khỏe cũng như "mật độ" lấy mẫu xét nghiệm cũng tăng lên.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online trưa 14-10, có người đã tiêm 1 mũi vắc xin và có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19 nhưng do đến từ Hà Nội nên vẫn bị chốt kiểm soát yêu cầu quay đầu. Tại các bến xe khách liên tỉnh, hàng chục phương tiện vẫn nằm yên một chỗ do phần lớn các nhà xe chưa trở lại hoạt động.

Các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Nam Định hiện vẫn chưa có những hướng dẫn mới trong việc kiểm soát người ra, vào địa bàn. Trước đó, những địa phương này đều quy định người ở những địa bàn không có dịch phải có xét nghiệm âm tính COVID-19 trong vòng 72 giờ.

Tại Hà Nội, dù mở, nới nhiều hơn từ sáng 14-10 khi cho phép bán hàng ăn tại chỗ, xe buýt, taxi hoạt động trở lại... nhưng 22 chốt cửa ngõ vẫn duy trì và áp dụng kiểm soát người, phương tiện vào Hà Nội theo chỉ thị 16. Đáng chú ý nghị quyết 128 Chính phủ ban hành ngày 11-10 đã bãi bỏ chỉ thị 16.

Phó giám đốc Công an Hà Nội Trần Ngọc Dương cho biết hiện chưa có chỉ đạo bỏ chốt hay dừng kiểm tra xét nghiệm trước khi vào TP, nên lực lượng công an chưa thể tháo chốt kiểm soát. "Trong 1-2 ngày tới nếu TP chưa có ý kiến thì chúng tôi sẽ đề xuất, còn hiện tại vẫn duy trì các chốt", ông Dương cho biết.

Tại Lâm Đồng, Phòng Y tế Đà Lạt yêu cầu người vào địa phương này nếu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin (mũi 2 đã tiêm được ít nhất 14 ngày) hoặc có giấy xác nhận đã khỏi COVID-19 phải cách ly tập trung 7 ngày, tự theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú thêm 7 ngày và xét nghiệm COVID-19 vào ngày thứ nhất và thứ 7 tính từ ngày vào Lâm Đồng.

Với người chưa tiêm vắc xin hoặc mới tiêm mũi 1 hoặc đã tiêm 2 mũi nhưng mũi 2 chưa được 14 ngày tính từ khi vào Lâm Đồng thì cách ly tập trung 14 ngày, cách ly tại nhà thêm 14 ngày và xét nghiệm vào ngày thứ nhất, thứ 14 và thứ 28 tính từ ngày vào Lâm Đồng...

Bộ Y tế: Đi lại không phải trình giấy xét nghiệm

Việc duy trì các "chốt" và yêu cầu trình giấy xét nghiệm âm tính COVID-19 là trái với tinh thần nghị quyết 128, trái với hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế ngày 12-10.

Hôm nay 14-10, Bộ Y tế lại có thông báo nhắc lại và làm rõ hơn, khẳng định người đã tiêm đủ liều vắc xin, đã khỏi COVID-19 chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ, không yêu cầu người dân đi lại giữa các vùng trình xét nghiệm, ngoại trừ người đến từ vùng đỏ hoặc cách ly y tế.

Bà Nguyễn Thị Liên Hương - cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế - cũng hướng dẫn xét nghiệm thực hiện theo địa bàn nguy cơ, nhóm nguy cơ (người có triệu chứng nghi ngờ, tầm soát tại khu vực đông người, người di chuyển nhiều...), không chỉ định rộng rãi như trước đây.

Thời gian qua, tình trạng cát cứ, cục bộ, mỗi địa phương một kiểu đã khiến người dân gặp khó: vừa xét nghiệm âm tính ở tỉnh này, đến tỉnh khác lại phải xét nghiệm, tiêm 2 mũi vắc xin cũng phải "ngồi im"...

Nghị quyết 128 ra đời có mục tiêu tránh cát cứ, cục bộ, giúp quy định thống nhất toàn quốc, nhất là trong điều kiện tỉ lệ tiêm vắc xin đã tăng cao và nhiều tỉnh thành dịch nóng nhất đang ổn dần.

Tuy nhiên tình trạng nêu trên cho thấy chuyện cát cứ vẫn diễn ra, rất cần thay đổi để người dân quay lại cuộc sống bình thường. Thời gian qua vì yêu cầu trình giấy xét nghiệm âm tính khi đi lại, ngăn trở giữa các địa phương, nhiều gia đình khốn khó vì kẹt không thể về nhà, trẻ kẹt không kịp năm học mới, bố mẹ không đón được con, con không thăm được bố mẹ...

Quy định mới tháo gỡ những bất cập này, nhưng sức ì của các tỉnh thành đòi "một mình một kiểu" vẫn còn.

Bí thư Nguyễn Văn Nên: Nghiên cứu tổ chức lễ cầu siêu cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ mất vì COVID-19Bí thư Nguyễn Văn Nên: Nghiên cứu tổ chức lễ cầu siêu cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ mất vì COVID-19

TTO - Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết Thành ủy TP.HCM thống nhất với đề xuất của UBND TP.HCM nghiên cứu đề xuất hình thức phù hợp để tổ chức lễ cầu siêu cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đã mất trong đại dịch COVID-19 vừa qua.

Xem thêm: mth.42952458141011202-ueik-tom-ion-iom-iart-mal-nav-gnouhp-aid-iom-gnouht-hnib-uac-uey-uhp-hnihc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chính phủ yêu cầu 'bình thường mới', địa phương vẫn làm trái, mỗi nơi một kiểu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools