vĐồng tin tức tài chính 365

Tranh cãi về mũi tăng cường vắc xin ở Mỹ

2021-10-15 08:59
Tranh cãi về mũi tăng cường vắc xin ở Mỹ - Ảnh 1.

Một phụ nữ được tiêm liều vắc xin tăng cường của Pfizer/BioNTech tại bang Michigan, Mỹ ngày 29-9 - Ảnh: Reuters

Cụ thể, NIH công bố kết quả nghiên cứu sơ bộ về hiệu quả mũi tăng cường của ba loại vắc xin COVID-19 được cấp phép tại Mỹ là Pfizer/BioNTech, Moderna và J&J. Cùng với đó, FDA cũng nêu quan điểm của họ về việc cần hay không tiêm mũi tăng cường của Moderna và J&J.

Hiệu quả mũi tăng cường

Theo báo New York Times, nghiên cứu của NIH thực hiện với 458 người trưởng thành đã tiêm đủ một trong ba loại vắc xin được Mỹ phê duyệt trong ít nhất 4 - 6 tháng. Trong ba loại đó, J&J là vắc xin một liều duy nhất, trong khi Moderna và Pfizer/BioNTech cần tiêm hai liều.

Họ được chia thành chín nhóm, mỗi nhóm khoảng 50 người để tiêm mũi tăng cường. Trong đó ba nhóm được tiêm mũi cùng loại với mũi ban đầu và sáu nhóm được tiêm loại khác.

Nghiên cứu của NIH cho thấy những người tiêm mũi 1 vắc xin J&J (công nghệ vector virus) nếu tiêm tăng cường bằng vắc xin công nghệ mRNA (Moderna hoặc Pfizer/BioNTech) sẽ có phản ứng miễn dịch mạnh hơn mũi 2 cùng loại.

Trong khi đó, người đã tiêm Moderna tiêm tăng cường cùng loại có phản ứng miễn dịch tốt nhất, kế đó là người tiêm Pfizer nhắc lại bằng Moderna, và tiếp nữa là người tiêm Moderna được tiêm tăng cường bằng Pfizer. Dù vậy, mức tăng miễn dịch khi tiêm bổ sung bằng vắc xin công nghệ mRNA khác loại với hai mũi tiêm ban đầu là rất nhỏ.

"Nhìn chung, dữ liệu cho thấy các vắc xin COVID-19 đã được cấp phép ở Mỹ hiện nay vẫn đảm bảo tác dụng ngăn bệnh nặng và tử vong", nghiên cứu của NIH kết luận. Dù vậy theo NIH, quy mô nghiên cứu còn nhỏ và vẫn chưa được giới khoa học quốc tế bình duyệt.

Cùng ngày, FDA cho biết dữ liệu do J&J cung cấp để chứng minh việc cần tiêm liều tăng cường chưa đủ thuyết phục. Trước đó, theo Reuters, ngày 12-10 FDA nhận định hiệu quả hai mũi vắc xin Moderna vẫn cao nên chưa cần tiêm mũi 3.

Theo FDA, dữ liệu của Moderna cho thấy mũi 3 giúp tăng kháng thể, song sự chênh lệch kháng thể trước và sau mũi tiêm tăng cường không nhiều. Moderna xin cấp phép mũi tăng cường với liều lượng 50 mcg, tức bằng 1/2 liều mũi ban đầu.

Nghiên cứu trên cùng các nhận định của FDA được đưa ra ngay trước các cuộc họp của ban cố vấn cho cơ quan này về mũi tăng cường của Moderna và J&J, dự kiến diễn ra vào ngày 14 và 15-10 giờ Mỹ.

Chuyên gia nói gì?

Bất chấp những vấn đề còn để ngỏ, một số chuyên gia dự đoán FDA vẫn sẽ phê duyệt mũi 2 của J&J. Nguyên do vì hiệu quả của vắc xin một mũi duy nhất J&J vốn đã thấp hơn các loại hai mũi là Moderna và Pfizer/BioNTech.

Nếu FDA chấp thuận mũi tăng cường của J&J và Moderna, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ sẽ họp để đưa ra khuyến nghị cụ thể về các mũi tăng cường trong tuần tới. Tuy nhiên vẫn chưa rõ FDA có đồng ý cho tiêm kết hợp các vắc xin không.

"Tôi nghĩ nghiên cứu quan trọng vì nó cho chúng ta biết có thể dùng các loại vắc xin thay thế cho nhau không và điều gì sẽ xảy ra khi làm như vậy", TS John Beigel thuộc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, đồng chủ trì nghiên cứu của NIH nói.

Theo ông Beigel, mục đích của nghiên cứu nhằm kiểm tra độ an toàn và hiệu quả của việc tiêm trộn và kết hợp mũi tăng cường của các vắc xin khác nhau, chứ không nhằm so sánh hiệu quả miễn dịch của chúng.

Trong khi đó, ông E. John Wherry, giám đốc Viện tiêm chủng ĐH Pennsylvania, cho rằng lượng kháng thể thấp hơn sau khi tiêm tăng cường bằng J&J không có nghĩa là khả năng bảo vệ kém hơn.

Ông Wherry nhấn mạnh kết quả quan trọng nhất là nghiên cứu chứng minh được việc tiêm kết hợp các mũi ban đầu và mũi tăng cường khác loại là an toàn.

Hãng tin Reuters dẫn nhận định của ông Eric Topol - giám đốc Viện Nghiên cứu Scripps (Mỹ) - cho rằng dữ liệu về mũi tăng cường của Moderna có "nhiều lỗ hổng". Theo chuyên gia này, dữ liệu của Moderna có nhiều hạn chế và không cung cấp thông tin đủ sâu về hiệu quả của mũi tăng cường như dữ liệu của Pfizer.

Theo dữ liệu thực tế thu được tại Israel, việc tiêm mũi Pfizer thứ 3 sau sáu tháng tiêm mũi 2 giúp khôi phục hiệu quả bảo vệ tới 95%. Israel đã tiêm tăng cường cho phần lớn dân số và công bố dữ liệu chi tiết về hiệu quả mũi tăng cường của vắc xin Pfizer.

Đến cuối năm nay vẫn còn thiếu vắc xin COVID-19

Vắc xin vẫn sẽ tiếp tục khan hiếm trên toàn cầu, với dự báo tới cuối năm 2021 nhu cầu vắc xin vẫn cao hơn nguồn cung, theo báo New York Times. Trong khi đó, ngày càng nhiều nước, trong đó có Mỹ, Israel, đã tiêm tăng cường vì lo vắc xin COVID-19 giảm hiệu quả theo thời gian. Theo dữ liệu của ĐH Oxford, tới nay toàn cầu đã tiêm hơn 40,3 triệu mũi tăng cường.

Các nước nghèo hơn đang trông cậy vào COVAX - cơ chế do WHO dẫn dắt nhằm đảm bảo tiếp cận vắc xin công bằng toàn cầu. Tuy nhiên, trong dự báo mới nhất, COVAX đã cắt giảm mục tiêu phân phối được 2 tỉ liều vào cuối năm nay xuống còn 1,4 tỉ liều.

Chính quyền Mỹ muốn tiêm vắc xin mũi 3, cơ quan y tế chưa gật đầuChính quyền Mỹ muốn tiêm vắc xin mũi 3, cơ quan y tế chưa gật đầu

TTO - Nếu được các cơ quan quản lý "bật đèn xanh", chính quyền của ông Biden sẽ bắt đầu triển khai tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ 3 cho hầu hết người trưởng thành.

Xem thêm: mth.91274650241011202-ym-o-nix-cav-gnouc-gnat-ium-ev-iac-hnart/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tranh cãi về mũi tăng cường vắc xin ở Mỹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools