vĐồng tin tức tài chính 365

Ngày Lương thực thế giới (16.10.2021): Việt Nam đứng top đầu Đông Nam Á về an ninh lương thực

2021-10-16 06:57

Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 25.3.2021 của Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết nghị: An ninh lương thực quốc gia phải gắn với cơ cấu lại nền kinh tế. Gắn an ninh lương thực với an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững...

Việt Nam đứng thứ 4 ở Đông Nam Á về an ninh lương thực

Nhân kỷ niệm Ngày Lương thực thế giới (16.10.2021), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam đã tổ chức cuộc thi ảnh với chủ đề “Hệ thống nông nghiệp thực phẩm bền vững vì cuộc sống tốt đẹp hơn của người Việt Nam”.

Ngày Lương thực Thế giới 2021 sẽ nâng cao nhận thức về nhu cầu hỗ trợ công cuộc chuyển đổi sang các hệ thống nông nghiệp thực phẩm hiệu quả, đầy đủ dinh dưỡng, linh hoạt và bền vững hơn nhằm đáp ứng các tiêu chí “4 tốt”, đó là: Sản xuất tốt hơn, mang lại nguồn dinh dưỡng tốt hơn, bảo đảm môi trường tốt hơn và cuộc sống tốt hơn. Để làm được điều này đòi hỏi sự quan tâm và phối hợp hành động giữa các lĩnh vực và từ mỗi cá nhân.

Từ năm 2019, Cơ quan phân tích kinh tế “Economist Intelligence Unit” (EIU) thuộc tạp chí The Economist (Anh) đã đánh giá “Chỉ số An ninh lương thực toàn cầu (GFSI) đánh giá: Việt Nam đạt 64,9 điểm, đứng thứ 54 trong số 113 nước trên thế giới và đứng thứ tư trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam đạt trên 75 điểm ở 8 hạng mục như tính an toàn và chất lượng thực phẩm, khả năng tiếp cận tài chính của nông dân, tính ổn định của sản xuất nông nghiệp.

Đánh giá thực trạng an ninh lương thực quốc gia, TS Trần Công Thắng - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn nhấn mạnh: Ngành nông nghiệp hiện đóng góp 15% GDP và thu hút 38% lực lượng lao động của cả nước. Để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, ngành hàng lúa gạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, ngoài đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước, Việt Nam còn đủ năng lực XK gạo ra các nước.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã đảm bảo khả năng tự cung lương thực với sản lượng lương thực bình quân tính trên đầu người ở mức tương đối cao (đứng thứ 6 trên thế giới). Việc cân đối nhu cầu tiêu dùng gạo theo vùng đã được cải thiện đáng kể, cơ bản đã giải quyết được tình trạng xóa đói giảm nghèo. Nhu cầu dinh dưỡng và yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm của người dân ngày càng được nâng cao. Lợi nhuận cho người trồng lúa ngày càng tăng. Khả năng tiếp cận lương thực và cân đối dinh dưỡng của người dân đang được cải thiện.

“Mỗi năm Việt Nam sản xuất được từ 41-43 triệu tấn thóc, không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn dư 6-7 triệu tấn gạo phục vụ xuất khẩu, đóng góp trên 3 tỉ USD hằng năm vào nền kinh tế nông nghiệp” - ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT) đánh giá.

Không chỉ nổi bật về “điểm sáng” lúa gạo, Việt Nam đang đóng góp vào vấn đề an ninh lương thực của đất nước và toàn cầu với năng lực cung ứng sản lượng lớn thịt, trứng, sữa, trái cây...

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, năm 2021, mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam đang phấn đấu đạt 6,5 triệu tấn thịt các loại, 15 tỉ quả trứng gia cầm, 43 triệu tấn thóc, 2,5 triệu lít sữa...

An ninh lương thực trong tình hình mới

Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 25.3.2021 của Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết nghị: An ninh lương thực quốc gia là vấn đề quan trọng của đất nước trước mắt cũng như lâu dài; để triển khai thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29.7.2020 của Bộ Chính trị về “Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030”, Chính phủ ban hành Nghị quyết về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030, với nội dung chủ yếu sau: An ninh lương thực quốc gia luôn là vấn đề thiết yếu, cấp bách khi nguồn cung và khả năng tiếp cận lương thực đang chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh xuyên biên giới ngày càng khốc liệt, khó lường; quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Trong đó, vấn đề an ninh lương thực cần được triển khai xung quanh các nội hàm quan trọng như: An ninh lương thực quốc gia phải gắn với cơ cấu lại nền kinh tế.

Bảo đảm an ninh lương thực cho người dân trong mọi tình huống là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn xã hội; không chỉ tập trung vào tính sẵn có, khả năng tiếp cận, mà còn bảo đảm cân bằng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.

Đặc biệt, việc giữ đất lúa là cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nhưng phải bảo đảm sinh kế, thu nhập cho người trồng lúa, trên cơ sở phát huy nguồn lực của Nhà nước, nhân dân và các thành phần kinh tế.

Việt Nam cũng chú trọng gắn an ninh lương thực với an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Đồng thời, ưu tiên nguồn lực cho nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ nhằm đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm bảo đảm cân bằng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm...

 Nâng cao mức tiêu thụ calo lên trên 2.500 Kcal/người/ngày; giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi còn dưới 19% và thể nhẹ cân còn dưới 10,5%; tỉ lệ béo phì của trẻ em dưới 5 tuổi ở nông thôn dưới 5% và thành thị dưới 10%.

Nghị quyết 34/NQ-CP nhấn mạnh: Từ nay đến năm 2030 ngành nông nghiệp cần sử dụng linh hoạt quỹ đất lúa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa, giữ ổn định 3,5 triệu hecta đất trồng lúa, hằng năm sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa, làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, chế biến, dự trữ và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, cần phát triển rau đậu các loại với diện tích 1.2-1,3 triệu hecta và sản lượng 23-24 triệu tấn; cây ăn quả với diện tích 1,3-1,4 triệu hecta và sản lượng 16-17 triệu tấn; sản lượng thịt xẻ các loại 6- 6,5 triệu tấn, sữa tươi 2,6 triệu tấn, trứng gia cầm 23 tỉ quả; sản lượng thủy sản 9-10 triệu tấn...

“Nông nghiệp mạnh lên giúp đất nước thêm vững mạnh. Trong suốt thời gian qua, không chỉ việc an ninh lương thực, mà khối lượng xuất khẩu nông sản khổng lồ đã cân đối lại cán cân thanh toán của đất nước. Trong rổ hàng hóa của Việt Nam thì phần lương thực thực phẩm rất lớn, làm cho giá thành rẻ tạo cho tình hình lạm phát được cải thiện một cách căn bản, tức là đã đóng góp cơ bản cho kinh tế vĩ mô, chưa nói đến việc ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ biên cương.

Để đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh mới hiện nay, kết cấu nông nghiệp bắt đầu giảm trồng lúa, ngô, tăng chăn nuôi, tăng thủy sản, cây ăn quả lên. Đồng thời, tăng trồng hoa, tăng trồng cây thuốc và cây lâm nghiệp tăng lên. Toàn bộ kết cấu đó mở ra tương lai của một ngành nông nghiệp đa dạng, phát triển trên toàn đất nước bởi nhu cầu sống của con người đã thay đổi. Do đó, thức ăn, vật liệu xây dựng, vật liệu may mặc, dược phẩm, nhiên liệu tất cả được chuyển sang dạng xuất phát từ sinh học để có thể tái tạo được, để có thể gắn bó với môi trường sinh thái. Nền kinh tế đấy người ta gọi là nền kinh tế sinh học” - Chuyên gia kinh tế nông nghiệp - TS Đặng Kim Sơn.

“Việt Nam là quốc gia có diện tích trồng lúa khá lớn lại được Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ đồng lòng với sự chỉ đạo giữ vững ổn định diện tích trồng lúa; nông dân Việt Nam có kinh nghiệm lâu đời về trồng lúa nước nên năng suất chất lượng luôn được cải thiện tốt. Từ đó, hằng năm Việt Nam cung ứng số lượng gạo khá lớn và ổn định cho nhiều quốc gia khác trên thế giới, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và toàn cầu một cách bền vững” - doanh nhân Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An.


Xem thêm: odl.601469-cuht-gnoul-hnin-na-ev-a-man-gnod-uad-pot-gnud-man-teiv-12020161-ioig-eht-cuht-gnoul-yagn/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngày Lương thực thế giới (16.10.2021): Việt Nam đứng top đầu Đông Nam Á về an ninh lương thực”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools