vĐồng tin tức tài chính 365

Khủng hoảng di cư mới ở châu Âu

2021-10-19 08:59
Khủng hoảng di cư mới ở châu Âu - Ảnh 1.

Một chiếc xe di chuyển dọc hàng rào do binh sĩ Ba Lan xây dựng ở biên giới giữa Ba Lan và Belarus gần làng Nomiki (Ba Lan) vào ngày 26-8 - Ảnh: Reuters

Ngày 15-10 vừa qua, ủy viên phụ trách các vấn đề nội vụ của Liên minh châu Âu (EU) Ylva Johansson đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với các đại sứ của Ba Lan, Lithuania và Latvia về cuộc khủng hoảng biên giới Belarus đang ngày càng trầm trọng. Tuy nhiên, không có tuyên bố chính thức nào được đưa ra sau buổi họp này.

Ba Lan xây tường ở biên giới

Từ đầu năm nay, những người di cư từ Iraq, Syria, Afghanistan, Pakistan, châu Phi... đã tìm được một con đường vào EU tương đối ít nguy hiểm hơn là vượt Địa Trung Hải, đó là đường bộ từ Belarus tới Ba Lan, Lithuania và Latvia. Đến tháng 8, số người di cư tăng vọt. Chỉ riêng Ba Lan, tới nay lực lượng biên phòng đã ghi nhận khoảng 16.000 trường hợp người di cư tìm cách vượt qua biên giới và ít nhất 6 trường hợp thiệt mạng.

Tình hình lại càng nguy hiểm hơn vì châu Âu đã vào mùa lạnh. Tại vùng biên giới Belarus - Ba Lan, nhiệt độ buổi tối đã xuống dưới mức đóng băng.

Ba Lan đã ban hành tình trạng khẩn cấp tại hai tỉnh biên giới vào ngày 2-9, có hiệu lực đến cuối tháng 11. Cả nhà báo lẫn các tổ chức cứu trợ đều không được phép đến gần khu vực này.

Hôm 15-10, Quốc hội Ba Lan đã thông qua một đạo luật cho phép lực lượng biên phòng trục xuất những người di cư đã vượt qua biên giới bất hợp pháp. Đạo luật mới của Ba Lan đã bị một số tổ chức nhân quyền tại châu Âu lên tiếng phản đối, vì theo luật pháp quốc tế, những người muốn xin tị nạn phải được tiếp cận với quy trình xin tị nạn cho dù họ có vượt qua biên giới của một quốc gia một cách bất hợp pháp hay không. Có nghĩa Ba Lan không thể đuổi họ trở về.

Trong khi chờ được Tổng thống Andrzej Duda phê duyệt luật mới này, Chính phủ Ba Lan đã tăng cường quân đội và dựng hàng rào dây thép gai dọc theo biên giới giữa hai nước. Theo Ba Lan, trong những người di cư còn có cả người Belarus.

Ngoài ra, Quốc hội Ba Lan đã thông qua kế hoạch chi 350 triệu euro để xây một bức tường kiên cố cao 2,5m dọc biên giới 418km với Belarus. Bức tường này được trang bị hệ thống cảm biến có thể phát hiện chuyển động trong phạm vi cách tường 200m.

Lithuania, nước có 680km biên giới với Belarus và chỉ cách thủ đô Minsk 173km, cũng gặp khó khăn khi từ đầu năm nay đã có hơn 4.100 người vượt biên tới đây. Từ tháng 8 cũng đã có hơn 4.300 người (phần lớn từ Iraq, Syria, Yemen và Iran) di cư tới Đức, dẫn đến tình trạng quá tải tại các trung tâm tị nạn ở Brandenburg, gần Berlin.

Tình thế nan giải

Quan hệ giữa khối EU và Belarus đã trở nên căng thẳng từ khi EU từ chối công nhận ông Lukashenko tái thắng cử tổng thống vào năm ngoái. Mùa xuân năm nay, chính quyền Belarus được cho là đã yêu cầu một máy bay thương mại chở khách của Ryanair đang bay từ Athens đến Vilnius (Lithuania) phải hạ cánh xuống Minsk để cảnh sát tiến hành bắt giữ blogger đối lập của Belarus, ông Roman Protasevich. Để đáp trả, EU đã đưa ra một số lệnh trừng phạt cứng rắn với Belarus.

Chính phủ Ba Lan đã cáo buộc Tổng thống Alexander Lukashenko cố tình biến Belarus thành một trạm trung chuyển và đưa hàng nghìn người di cư đến biên giới Ba Lan như một cách gây bất ổn để trả đũa các lệnh trừng phạt của EU với Belarus.

Tháng 5-2021, Tổng thống Lukashenko tuyên bố sẽ không còn ngăn chặn người di cư đến EU qua ngả Belarus, nhưng ông phản đối cáo buộc của Ba Lan là Belarus đang dùng những người tị nạn như một phương tiện để trả đũa các lệnh trừng phạt của EU.

Tuy ủy viên phụ trách các vấn đề nội vụ của EU Ylva Johansson đã lên tiếng quan ngại về cuộc khủng hoảng biên giới này nhưng tới nay Brussels vẫn chưa cho thấy một động thái hay đưa ra tuyên bố chính thức nào, chỉ kêu gọi Ba Lan "minh bạch hơn về những gì đang diễn ra ở biên giới".

Đối với EU, họ là những người di cư bất hợp pháp chứ không được đương nhiên xem là người tị nạn như nhiều người nghĩ, vì theo định nghĩa của EU, người di cư bất hợp pháp là "những người di chuyển đến một quốc gia - quá cảnh hoặc tìm nơi cư trú - mà không theo các quy tắc được dùng làm khuôn khổ cho các quốc gia liên quan".

Nếu như EU không tìm được cách giải quyết thỏa đáng trước khi mùa đông tới thì tình trạng của những người di cư đang cố thủ tại các khu vực gần biên giới với Belarus sẽ rất tồi tệ.

Trên thực tế, không có quốc gia nào trong khối, kể cả Đức, muốn tiếp nhận thêm người di cư, trong bối cảnh các quốc gia châu Âu vẫn bất đồng về chuyện tiếp nhận những người tị nạn hiện đang sống tại các trung tâm tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ và những trại tạm cư trên một số đảo thuộc Ý.

Đan Mạch kêu gọi EU giúp xây tường

Theo ông Mattias Tesfaye - bộ trưởng Bộ Người nhập cư và hội nhập Đan mạch, EU cần phải giúp những nước như Lithuania xây dựng tường bảo vệ vì "những lỗ hổng tại biên giới ngoại vi EU sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các nước thành viên". Đan Mạch cũng cam kết hỗ trợ Lithuania trong kế hoạch dựng hàng rào kẽm gai cao 3m dọc theo biên giới với Belarus.

Theo ông Tesfaye, để giải quyết vấn đề này cần hội đủ ba yếu tố là "kiểm soát biên giới chặt chẽ, áp dụng một chính sách tị nạn hợp lý để số người đến không cao hơn khả năng tiếp nhận và giúp họ hòa nhập, hợp tác với các nước nằm trên các tuyến đường di cư để họ có thể có được năng lực cần thiết đối phó với vấn đề biên giới và hệ thống tị nạn của mình". Trong ba yếu tố này, điều thứ hai xem ra khó thực hiện hơn cả!

Hơn 1.000 người di cư vượt eo biển Manche chỉ trong 2 ngàyHơn 1.000 người di cư vượt eo biển Manche chỉ trong 2 ngày

TTO - Ngày 10-10, Bộ Nội vụ Anh cho biết nước này đã giải cứu và ngăn chặn 1.115 người di cư muốn vượt eo biển Manche chỉ trong 2 ngày. Số người vượt biên tăng mạnh đang đe dọa đẩy căng thẳng giữa Anh và Pháp lên cao.

Xem thêm: mth.27165108091011202-ua-uahc-o-iom-uc-id-gnaoh-gnuhk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khủng hoảng di cư mới ở châu Âu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools