Những xấp tiền kyat tại một ngân hàng ở thành phố Yangon của Myanmar - Ảnh: REUTERS
Đây là lần đầu tiên Myanmar công bố dự trữ ngoại tệ quốc gia sau cuộc đảo chính quân sự xảy ra đầu tháng 2-2021.
Số liệu của Ngân hàng Thế giới công bố vào cuối năm 2020 cho thấy Myanmar (khi đó vẫn còn nằm dưới sự quản lý của chính phủ dân sự) có 7,67 tỉ USD dự trữ ngoại tệ.
Trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi với truyền thông nước ngoài, ông Aung Naing Oo - một bộ trưởng phụ trách đầu tư do chính quyền quân sự chỉ định - thừa nhận tình hình kinh tế Myanmar đang rất khó khăn.
Tỉ lệ lạm phát tại nước này đã tăng từ 1,51% trước đảo chính lên mức 6,51% vào thời điểm hiện tại. Đồng kyat đã mất hơn 60% giá trị vào tháng 9, sau gần 7 tháng Myanmar bị khuấy động bởi các cuộc biểu tình, đình công hậu đảo chính quân sự.
Theo ông Aung Naing Oo, đại dịch COVID-19 đã tạo ra những hệ lụy cho nền kinh tế, nhưng chủ yếu là do các hoạt động phá hoại của một số lực lượng chống chính quyền quân sự được nước ngoài hậu thuẫn.
Khi được hỏi những quốc gia nào đã hậu thuẫn cho "hành động phá hoại kinh tế", ông Aung Naing Oo từ chối nêu tên, song khẳng định nhà chức trách Myanmar có bằng chứng cách nước ngoài can thiệp.
Ít nhất 6 công ty nước ngoài đã nộp đơn xin rút khỏi thị trường Myanmar, trong khi các doanh nghiệp khác tạm dừng hoạt động sau đảo chính. Việc đồng kyat suy yếu đã đẩy giá lương thực và nhiên liệu tại Myanmar lên cao, khiến cuộc sống của người dân thêm khó khăn, theo Hãng tin Reuters.
"Hy vọng có thể khôi phục tình hình trở lại bình thường trong thời gian tới", ông Aung Naing Oo bày tỏ và cho biết một số biện pháp khôi phục niềm tin vào đồng kyat đã được thực hiện.
TTO - Người phát ngôn của chính quyền quân sự Myanmar khẳng định đã có "sự can thiệp từ nước ngoài" khiến ASEAN loại thống tướng Min Aung Hlaing ra khỏi cuộc họp cấp cao của khối.
Xem thêm: mth.98150848191011202-us-nauq-hnihc-oad-uas-et-iaogn-urt-ud-dsu-it-6-1-tam-ramnaym/nv.ertiout