vĐồng tin tức tài chính 365

Có nhiều hạn chế khi thực hiện chủ trương Chính phủ trong dịch COVID

2021-10-20 13:48

Công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 là nội dung được ưu tiên trong kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV. Vì vậy, bên cạnh báo cáo riêng của Chính phủ, Ủy ban Xã hội sáng nay, 20-10, cũng có báo cáo thẩm tra, lưu ý không ít bất cập trong thực tiễn, nhất là từ khi bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ 4.

Người thi hành công vụ hiểu sai, lạm quyền gây bức xúc

Trình bày báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội, Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh cho biết trong thẩm quyền của mình, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, kịp thời ban hành trên 100 văn bản đáp ứng yêu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch với mục tiêu bảo đảm sức khỏe, tính mạng của Nhân dân trên hết và trước hết.

Tuy nhiên, đến phần hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương để tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn thì đôi lúc chậm, hoặc chưa phù, việc đánh giá tác động trước khi ban hành còn hạn chế.

Cũng như vậy, dưới địa phương cũng ra không ít văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất với hướng dẫn của Trung ương. Và đến khâu thi hành thì có trường hợp người thi hành công vụ hiểu sai, áp dụng sai hoặc thậm chí lạm dụng chức vụ, quyền hạn, vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

Nguyên nhân, theo Ủy ban Xã hội, là Chính phủ chưa ban hành Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch để thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh COVID-19 làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương thực hiện.

Có nhiều hạn chế khi thực hiện chủ trương Chính phủ trong dịch COVID - ảnh 1
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo. Ảnh: QH

Về kết quả, Ủy ban Xã hội đồng tình với nhận định của Chính phủ là đến lúc này đã cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cũng cho rằng việc ứng phó với đợt dịch thứ 4 bộc lộ những hạn chế của hệ thống y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Cụ thể, một số địa phương chưa tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế; công tác xét nghiệm sàng lọc của một số tỉnh chưa kịp thời, hiệu quả. “Một số cơ sở y tế chưa thực hiện đúng quy định về giá xét nghiệm COVID-19, thu phí xét nghiệm cao, vẫn yêu cầu bắt buộc xét nghiệm khi đi khám chữa bệnh, gây bức xúc cho người dân” - Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh đọc báo cáo.

Về kinh phí, Ủy ban Xã hội cho biết nguồn lực cần có cho phòng, chống đại dịch là rất lớn, nhưng phần huy động từ xã hội có xu hướng giảm dần, do đó ngân sách nhà nước vẫn sẽ vẫn là nguồn chính.

“Các doanh nghiệp cho rằng, chính sách hỗ trợ hiện hành là quan trọng song quan trọng hơn là cần nới lỏng dần các biện pháp giãn cách, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trở lại thì mới có khả năng tồn tại và phục hồi” - bà Nguyễn Thúy Anh nêu.

Nhiều hậu quả xã hội nặng nề

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội cũng tập trung phân tích hậu quả xã hội mà đại dịch COVID-19 đang gây ra, nhất là với các hộ nghèo, cận nghèo; với hơn 2.000 trẻ em các tỉnh phía Nam rơi vào cảnh mồ côi, trong đó riêng TP.HCM là 1.500 em.

“Việc này có thể gây ra những tác động lâu dài về vật chất, về tinh thần, gián đoạn việc học tập, nguy cơ cao về bị bạo lực, xâm hại... ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em” - bà Nguyễn Thúy Anh cho hay.

Tình trạng thất nghiệp, nhất là với lao động khu vực phi chính thức cũng là vấn đề mà Chính phủ cần lưu ý hơn, trong lúc nhiều lao động tự do phản ánh chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ của nhà nước.

“Có lúc, có nơi đã xuất hiện tình trạng đói và thiếu đói trong số đối tượng “mắc kẹt” tại các địa bàn phong tỏa, giãn cách ở đô thị lớn” - báo cáo của Ủy ban Xã hội nêu.

Hiện tượng tiêu cực trong công tác phòng, chống dịch cũng được cơ quan thâm tra của Quốc hội nhắc đến. Đó là tình trạng lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi trong tiêm vaccine phòng COVID-19; là lợi dụng xe “luồng xanh” để vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, ma túy...

“Một số cán bộ, công chức chính quyền cơ sở, nhân viên y tế - những người thực thi nhiệm vụ nhưng không nắm rõ quy định, lạm dụng, làm quá, thậm chí vượt quá mức độ các biện pháp mà pháp luật quy định, gây bức xúc trong dư luận” - bà Nguyễn Thúy Anh cho hay.

 

Nhiều “app” và việc học trực tuyến khó khăn

Việc tổ chức học trực tuyến còn một số khó khăn, bất cập cả từ phía nhà trường, giáo viên, học sinh và gia đình; chất lượng khó đảm bảo, đồng thời gây ra một số hệ lụy không tốt cho trẻ em.

Có nhiều ứng dụng liên quan đến công tác phòng, chống COVID-19 dẫn tới thiếu kết nối, chia sẻ, gây bất tiện, lúng túng cho người dân; tỷ lệ người dân cài đặt ứng dụng, chủ động khai báo y tế qua ứng dụng còn thấp; thiếu tính liên kết, đồng bộ trong sử dụng cơ sở dữ liệu, gây khó khăn cho cả người sử dụng và cơ quan quản lý

Một số phần mềm trong phòng chống dịch còn có lỗ hổng bảo mật gây nguy cơ về mất dữ liệu cá nhân, sử dụng dữ liệu cá nhân không đúng quy định pháp luật.

Xem thêm: lmth.0782201-divoc-hcid-gnort-uhp-hnihc-gnourt-uhc-neih-cuht-ihk-ehc-nah-ueihn-oc/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Có nhiều hạn chế khi thực hiện chủ trương Chính phủ trong dịch COVID”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools