Một thiếu niên tại Massachusetts, Mỹ, được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ngày 22-4 - Ảnh: AFP
Kết quả được CDC Mỹ công bố ngày 19-10 dựa trên nghiên cứu tiến hành từ tháng 6 đến tháng 9-2021, giai đoạn mà biến thể Delta của virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19 đang hoành hành ở nhiều nước.
Trong nghiên cứu, CDC Mỹ theo dõi một nhóm 464 bệnh nhân COVID-19 tuổi từ 12 đến 18 tại 19 bệnh viện nhi khắp nước Mỹ.
Theo dữ liệu, trên tổng số 179 em trong nhóm này phải nhập viện, có đến 97% trường hợp chưa được tiêm ngừa. Trong 16 trường hợp rơi vào tình trạng nguy kịch cần hỗ trợ để duy trì sự sống, không có em nào đã tiêm ngừa.
"Kết quả củng cố tầm quan trọng của việc tiêm ngừa để bảo vệ giới trẻ Mỹ khỏi việc mắc COVID-19 nặng", báo USA Today dẫn báo cáo viết.
Các thử nghiệm riêng của Pfizer/BioNTech đối với nhóm đối tượng từ 12-18 tuổi cho thấy nhóm này có phản ứng miễn dịch cao đối với virus SARS-CoV-2, nhưng không thể hiện được hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện.
Một nghiên cứu khác về hiệu quả của vắc xin Pfizer đối với nhóm tuổi 12-15 tại Israel trước đó cũng cho rằng vắc xin này có hiệu quả bảo vệ 92%. Tuy nhiên, CDC cho rằng số trường hợp trong nghiên cứu này không đủ để đánh giá.
Vắc xin của Pfizer/BioNTech là loại duy nhất được Mỹ cấp phép tiêm cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Hãng đang xin cấp phép sử dụng vắc xin này cho trẻ từ 5 tuổi. Dự kiến, một ủy ban các chuyên gia cố vấn của Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) của Mỹ sẽ đánh giá các dữ liệu tiêm chủng cho trẻ nhỏ ở độ tuổi này trong tháng 10-2021.
Hãng dược Moderna cũng đã xin cấp phép tiêm cho nhóm thiếu niên nhưng chưa được phê duyệt. Trong khi đó, Hãng Johnson & Johnson vẫn đang thử nghiệm tiêm ngừa trên nhóm này.
TTO - Trong một thông cáo phát ngày 20-9, liên danh Pfizer/BioNTech cho biết vắc xin COVID-19 hai liều của họ an toàn, và cho thấy phản ứng miễn dịch “mạnh mẽ” đối với trẻ em từ 5 tới 11 tuổi.
Xem thêm: mth.7624503102011202-neiv-pahn-iout-81-21-ert-nagn-39-auq-ueih-oc-rezifp-nix-cav-ym-cdc/nv.ertiout