vĐồng tin tức tài chính 365

Phân bón không thiếu, nhưng vẫn bị đẩy giá lên cao

2021-10-20 18:02

Giá phân bón tăng cao khiến chi phí sản xuất lúa vụ đông xuân 2021-2022 sẽ tăng thêm trên 11,2 tỉ đồng, gây thiệt hại lớn cho nông dân.

Lý do khiến giá phân bón “tăng chưa có điểm dừng"

Thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT) cho biết, trong 9 tháng năm 2021, sản lượng sản xuất phân bón trong nước đạt 5,668 triệu tấn (phân bón vô cơ đạt 3,908 triệu tấn, phân bón hữu cơ 1,76 triệu tấn), tăng 234.755 tấn, tương đương tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Ở chiều ngược lại, trong 9 tháng năm 2021, Việt Nam đã nhập khẩu 3.888.445 tấn phân bón, tăng 823.770 tấn, tương đương tăng 26,88% so với cùng kỳ năm 2020. Lượng phân bón nhập khẩu nhiều nhất vẫn là SA và kali. Riêng tháng 9.2021, lượng phân bón nhập khẩu là 328.481 tấn, tăng 45.524 tấn, tương đương tăng 16,1% so với tháng 9.2020.

Như vậy, tính chung cả số lượng sản xuất được trong nước và nhập khẩu, số lượng phân bón hoàn toàn không thiếu, nhưng vì sao giá phân vẫn tăng phi mã là điều cần được Bộ NNPTNT và cơ quan quản lý thị trường (Bộ Công Thương) phải phối hợp điều tra, làm rõ và xử lý nếu có hiện tượng đầu cơ gây bất ổn thị trường, ảnh hưởng đến sản xuất cây trồng, đặc biệt là gây bất ổn cho an ninh lương thực.

Trao đổi với PV Lao Động, hầu như không có chuyên gia nào khẳng định giá phân bón có ngừng đà tăng trong thời gian tới, bởi thực chất Việt Nam không thể chủ động được giá phân bón nhập khẩu cũng như nguồn nguyên liệu nhập khẩu để phục vụ sản xuất phân bón trong nước.

Theo TS Phùng Hà – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam, mỗi năm Việt Nam cần sử dụng 11 triệu tấn phân bón, trong khi khả năng đáp ứng của các nhà máy trong nước là khoảng 7,3 triệu tấn.

“Hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 3,5 đến 4 triệu tấn phân bón. 9 tháng năm 2021 số liệu Hải quan cho thấy Việt Nam đã nhập khẩu 3,2 triệu tấn. Ngoài một số loại phân Việt Nam có thể sản xuất được như ure, phân bón chứa lân (cả super lân và lân nung chảy), còn lại các loại phân kali, SA phải nhập khẩu hết, cộng lại khoảng phải nhập khẩu 100% với số lượng khoảng 1 triệu tấn/năm," - TS Phùng Hà cho biết.

Điều đáng nói là, Việt Nam nhập ure nhưng lại xuất ure, nhập DAP xuất DAP, nhập NPK xuất NPK cứ như vậy thành 2 dòng, tùy khả năng và nhu cầu của từng doanh nghiệp.

Theo nguồn tin mà PV có được, hiện nay có tình trạng đạm của doanh nghiệp phía Bắc được chở vào bán tại các tỉnh phía Nam, còn đạm phía Nam lại được đưa ra miền Bắc để bán. Không thể phủ nhận việc “mua thêm đường” này đã vô hình trung tăng thêm chi phí logistics, khiến chi phí tăng cao. Chưa kể đến, có thể có những lý do phía sau khiến các sản phẩm này phải "chạy đường vòng", tìm thị trường tiêu thụ xa như vậy trong khi nhu cầu cả 2 miền Nam Bắc đối với loại phân này trên thị trường đều có.

Ông Huỳnh Tấn Đạt - Phó Cúc trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cũng không loại trừ khả năng có tình trạng ghim hàng của một số tư thương để tạo khan hiếm giả, đẩy giá phân bón tăng cao để bán ra trục lợi.

Còn theo "vua lúa gạo" Phạm Thái Bình, giá phân bón tăng cao một phần do các doanh nghiệp sản xuất trong nước không chia sẻ khó khăn với nông dân, không những không hỗ trợ giá mà còn liên tục tăng giá và tình trạng tăng giá này dường như đang "không có điểm dừng".

Sẽ không để thiếu phân bón trong những tháng cuối năm

Theo Cục Bảo vệ thực vật, Việt Nam sử dụng trung bình mỗi năm khoảng 10,2 triệu tấn phân bón sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, hàng năm có khoảng 16,88 triệu tấn phân bón hữu cơ do nông hộ tự sản xuất để sử dụng từ các nguồn phụ phẩm sẵn có trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản.

"Ngoại trừ phân bón DAP, do một số nhà máy trong nước đang dừng hoạt động sản xuất, gây thiếu hụt cục bộ, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón vẫn diễn ra bình thường theo quy luật hàng năm. Lượng phân bón sản xuất, xuất nhập khẩu trong nước tăng so với cùng kỳ năm trước, đáp ứng đủ nguồn cung phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp" - ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật khẳng định.

Cũng theo ông Hoàng Trung, về giải pháp bình ổn thị trường phân bón, Cục Bảo vệ thực vật đã tham mưu Bộ NNPTNT kết hợp Bộ Công Thương, tăng cường quản lý xuất nhập khẩu một số mặt hàng phân bón, nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, tiêu dùng trong nước. Đồng thời, cục sẽ phối hợp để rà soát các biện pháp phòng vệ thương mại, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời tăng cường thanh, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm trí tuệ, nhập lậu.

"Qua khảo sát thực tế cho thấy, các địa phương trên cả nước vẫn duy trì sản xuất. Chưa có địa phương nào bỏ sản xuất vì giá phân bón tăng cao, ngoại trừ một số ít địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Trong năm 2020, lượng phân bón hữu cơ sử dụng là khoảng 2,63 triệu tấn. Sang năm 2021, mục tiêu của Cục BVTV là 3 triệu tấn, giúp giảm thiểu việc sử dụng cũng như lệ thuộc vào phân bón vô cơ".

(Ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật) 

Xem thêm: odl.646569-oac-nel-aig-yad-ib-nav-gnuhn-ueiht-gnohk-nob-nahp/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phân bón không thiếu, nhưng vẫn bị đẩy giá lên cao”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools