vĐồng tin tức tài chính 365

Lo lắng kiểm tra online

2021-10-24 10:11
Lo lắng kiểm tra online - Ảnh 1.

Một học sinh lớp 4 Trường tiểu học Hòa Bình (quận 1, TP.HCM) nghe giáo viên hướng dẫn chuẩn bị kiểm tra môn tiếng Việt - Ảnh: THẢO THƯƠNG

Đây là tâm sự của không chỉ riêng anh N.T.D., một phụ huynh có con lớp 7, ở quận 1, TP.HCM, mà còn là nỗi niềm chung của không ít phụ huynh khi có con đang chạy đua với các bài kiểm tra để lấy điểm hệ số 1 sau 5 tuần học online. 

Trong khi học sinh cuống cuồng với bài kiểm tra để đạt điểm cao thì giáo viên lại loay hoay với cách ra đề để đánh giá sao cho khách quan.

Thầy cô nên ra đề thi sát với nội dung đã giảng dạy, mức độ vừa phải, giới hạn thời gian hợp lý, phải tính đến tình huống như trục trặc kỹ thuật, gian lận khi làm bài.

Thầy Châu Thế Hữu

Trợ giúp của người thân

Anh N.T.D. kể cả 7 môn học thì con anh đều nói là phải nhờ "trợ giúp của người thân". "Con tôi kể các bạn ai cũng nhờ người nhà làm để được điểm cao" - anh D. nói.

Cùng trăn trở về chuyện làm bài kiểm tra 15 phút, chị Nguyễn Thị An, có con học tại một trường THCS ở quận trung tâm TP, cho hay: "Con nói cả lớp chắc điểm cao hết quá mẹ ơi. Với hình thức 10 câu trắc nghiệm, làm 20 phút và có tối đa 2 lần làm, lấy điểm bài cao nhất. 

Mà bạn nào cũng được trợ giúp, vậy lớp con chắc "mưa" điểm 10. Tôi nghĩ các con tìm cách "xoay xở" với bài kiểm tra thì làm sao giáo viên biết được em nào yếu, kém để bồi dưỡng, quan tâm thêm. Rồi như vậy thì sao công bằng, khách quan được?".

Cô Nguyễn Thị Bích Huệ, giáo viên tiếng Anh ở TP.HCM, thừa nhận có chuyện phụ huynh, người thân can thiệp khi học sinh làm bài kiểm tra online. "Nếu kiểm tra offline thì không nói, còn online mình không thể hạn chế được việc người nhà hỗ trợ, chỉ bài cho con. 

Nếu mở camera để các bạn cùng làm kiểm tra một lúc hết cũng không được vì có trường hợp nhà các em mạng chập chờn, có lúc giáo viên còn bị "văng" ra khỏi lớp. Vì thế phải chấp nhận thôi" - cô Huệ nói.

Thay đổi cách ra đề

Thầy Huỳnh Thanh Phú, hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP.HCM), cho rằng thời lượng tiết học online chỉ còn 50% do tinh gọn, dạy tới đâu ra đề tới đó, dạy đơn giản thì đề kiểm tra cũng rất đơn giản. 

"Mỗi khi kiểm tra là để lọc học sinh yếu ra phụ đạo nhưng tôi biết nhiều giáo viên dạy để đảm bảo giáo án, sợ thi đua, sợ không đáp ứng kỳ thi nên cứ loay hoay kiểm tra thường xuyên. Giờ học online, tôi nghĩ lịch kiểm tra dày đặc các môn, để đánh giá được tính trung thực, công bằng, giáo viên phải thay đổi cách ra đề".

Thầy Phú phân tích thêm đa số thầy cô cho là khó khả thi vì vấn đề nảy sinh: đường truyền không đảm bảo, khó lòng xem hết nhiều mail trên máy tính, chấm xong là mờ mắt...

"Kiểm tra định kỳ với hình thức nào là do giáo viên quyết định. Chúng ta không khó ra đề kiểm tra đánh giá đúng tính trung thực của học sinh, nếu như mỗi giờ lên lớp thầy cô luôn yêu thương và dạy các em bằng cả niềm tin thì kết quả sẽ rõ ràng. 

Có vô số cách kiểm tra đánh giá quá trình học tập của học sinh một cách khách quan và đàng hoàng. Chẳng hạn với các môn xã hội, thầy cô giao một dự án cho từng nhóm và có phân chia trách nhiệm để nhóm thực hiện, với cách làm này sẽ đạt tiêu chí thực học - thực làm" - thầy Phú tư vấn.

Cũng theo thầy Phú, với môn khoa học tự nhiên, thầy cô có thể giao nhóm xây dựng đề cương cho hai bài, hoặc cho học sinh làm hột vịt muối, làm dưa chua, củ kiệu, trồng rau... rồi ghi hình có hướng dẫn. 

Riêng với môn ngoại ngữ có thể yêu cầu một nhóm hùng biện, thảo luận vấn đề nào đó. Hoặc cho đề mở để các em có cơ hội tìm thông tin trên Internet hoặc đọc tài liệu... "Kiểu ra đề như thế phát huy tính sáng tạo của học sinh, hình thành nhiều kỹ năng, nhưng trên hết sản phẩm làm ra là do công sức của cả nhóm" - thầy Phú nói.

Linh hoạt các hình thức kiểm tra

Về hình thức kiểm tra, giáo viên có thể linh hoạt giữa hình thức kiểm tra không sử dụng tài liệu: giáo viên sử dụng Google Form để ra đề thi và các em làm bài trực tiếp trên đó.

Hoặc giáo viên sử dụng các chương trình phục vụ khảo thí trực tuyến, chẳng hạn như Quilgo để giám sát, theo dõi tính liên tục của học sinh trên camera thông qua thống kê tương ứng. Hình thức này phù hợp với các môn tự nhiên, vốn cần kiểm tra việc nắm bắt, nhớ các kiến thức cơ bản.

Hình thức kiểm tra cho phép học sinh sử dụng tài liệu: cũng có thể sử dụng Google Form nhưng dạng ra đề là suy luận, tổng hợp chứ không phải chép nội dung từ tài liệu. Hình thức này phù hợp với các môn xã hội, vốn đòi hỏi sự tìm tòi, nghiên cứu, trau dồi từ người học.

Hoặc các hình thức khác như: kiểm tra dạng bài tập lớn, vấn đáp... Giải pháp như thế, nhưng kiểm tra trực tuyến chỉ phần nào đánh giá tạm thời năng lực trong giai đoạn này. Khi trở lại trường, giáo viên cần lên kế hoạch ôn bài để đảm bảo rằng các em vẫn nắm bài và theo kịp tiến độ, sẵn sàng cho những kiến thức mới trên nền những điều đã học.

Thầy Châu Thế Hữu (giảng viên Trường ĐH Ngoại ngữ - tin học TP.HCM)

Không tổ chức kiểm tra định kỳ ngay khi học sinh mới trở lại trườngKhông tổ chức kiểm tra định kỳ ngay khi học sinh mới trở lại trường

TTO - Theo Hướng dẫn tăng cường chất lượng dạy học khi học sinh trở lại trường (ban hành ngày 22-10), Bộ GD-ĐT nhấn mạnh việc tránh gây áp lực cho học sinh, chưa tổ chức kiểm tra định kỳ ngay khi chưa có thời gian củng cố kiến thức.

Xem thêm: mth.77540448042011202-enilno-art-meik-gnal-ol/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lo lắng kiểm tra online”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools