Tại Mỹ, những công ty lớn thường có chính sách tặng nhân viên những tấm thẻ quà tặng có giá trị lên tới hàng trăm nghìn đô la. Mỗi năm, lượng thẻ quà tặng phát hành tại Mỹ lên đến hơn 9 tỷ USD (204.804 tỷ).
Tuy nhiên, đặc điểm của những thẻ mua sắm này là thường bị khống chế mặt hàng hóa và ngành hàng mua, nên đa phần những người nhận thẻ sẽ không mua được đồ họ ưng ý và cần. Điều này dẫn tới một thực trạng khá lãng phí là nhiều người có thẻ quà tặng giá trị lớn nhưng lại không thể dùng được.
Cũng gặp tình trạng trên sau chuyến du lịch dài ngày, trong khi Elliot Bohm (33 tuổi, New Jersey) mong muốn được nhận khoản tiền mặt, thì công ty lại tặng cho anh một đống thẻ mua sắm. Vậy là anh quyết định tìm đến eBay để bán đi số thẻ này.
Elliot Bohm (33 tuổi, New Jersey) ở bên trái và người bạn đồng hành Marc Ackerman (31 tuổi) bên phải.
Lúc đó, Elliot Bohm nhận ra dịch vụ mua lại thẻ quà tặng và bán cho những người thật sự cần là một thị trường đầy tiềm năng vì nó tiềm ẩn nhu cầu của rất nhiều nhân viên muốn bán ra.
Tuy nhiên, nếu mua theo hình thức bán sang tay thì người mua rất dễ gặp phải thẻ giả vì không có đơn vị chuyên môn và nhà cung cấp đứng ra thẩm định. Từ suy nghĩ kinh doanh này thì Elliot Bohm đã nghĩ đến chuyện mở ra một website để kinh doanh những thẻ quà tặng. Người cùng đồng hành là bạn anh, Marc Ackerman (31 tuổi).
Trang website Cardcash.com của hai anh chàng được thành lập. Đây là nơi thu mua lại tất cả những thẻ quà tặng không được sử dụng. Cách hoạt động như sau: Họ mua lại thẻ quà tặng với mức giá thấp hơn giá trị gốc, sau đó bán lại với giá cao hơn một chút để ăn chênh lệch. Nhưng mức giá bán vẫn rẻ hơn giá trị gốc của thẻ quà tặng.
Lấy ví dụ: Một thẻ quà tặng trị giá 100 USD (2.2 triệu), Bohm sẽ mua lại với mức giá khoảng 85 USD (1.9 triệu) và bán lại với giá 90 USD (2 triệu). Như vậy, 100k chênh lệch sẽ được tính vào doanh thu của công ty.
Công ty của Elliot Bohm.
Kể từ khi website đi vào hoạt thì đối tượng bán thẻ cho Cardcash chủ yếu là dân văn phòng. Đây đều là những người nhận được thẻ nhưng không sử dụng là bao vì thẻ được tặng gặp tình trạng sai nhu cầu và mục đích.
Họ muốn bán lại để kiếm tiền và thoải mái trong việc mua sắm những mặt hàng thiết yếu với cuộc sống hơn. Còn những người mua lại thẻ của Cardcash chủ yếu là những người chuyên săn lùng hàng khuyến mãi và thật sự cần sản phẩm được quy định bán trong thẻ.
"Giai đoạn đầu khó nhất là làm truyền thông và cách tiếp thị làm sao để người bán và người mua tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Thực tế, đã có rất nhiều người khi mua lại thẻ gặp không phải rắc rối vì gặp thẻ giả. Lúc đó, họ không những mất tiền mà còn mất luôn cả khoảng thời gian để tìm kiếm và săn lùng chiếc thẻ đó nữa", Bohm chia sẻ.
Thẻ quà tặng sẽ được thu mua với giá rẻ, bán với giá rẻ hơn hạn mức.
Đặc trưng của website Cardcash sẽ là hệ thống kiểm tra mã thẻ. Bohm đã tiến hành liên kết với các cửa hàng để thiết lập phần mềm kiểm tra mã code. Khi người bán muốn bán lại thẻ, họ phải quét lại mã thẻ trên web của nhà cung cấp để tránh trường hợp những kẻ lừa lọc làm thẻ giả và bán lại.
Chính sự minh bạch và đảm bảo này đã khiến những người mua lại thẻ tại website Cardcash cảm thấy yên tâm hơn phần nào và ngày một tin tưởng dịch vụ của trang web. Được sáng lập vào năm 2009, tính đến năm 2014 tức là sau 5 năm, Cardcash đã giúp Bohm đem về doanh thu hơn 20 triệu USD (455 tỷ).
Tính đến nay, Cardcash đã đem về doanh thu hơn 20 triệu USD (455 tỷ) cho Elliot Bohm và Marc Ackerman.
Năm 2012, Bohm còn mở rộng mạng lưới và thiết lập quan hệ với Amazon để cung cấp dịch vụ tới nhiều người hơn. Khi khách hàng bán lại thẻ tại Cardcash, đồng thời họ có thể mua hàng ở Amazon với mức giá ưu đãi hơn. Điều này vô cùng có lợi cho cả Cardcash và Amazon và cũng vô cùng tiện lợi cho người mua sắm.
Việc sử dụng thẻ kỹ thuật số và quà tặng điện tử sẽ còn tăng lên trong những năm tới nên cơ hội kinh doanh của Bohm vẫn rất rộng mở.
Theo forbes.com, iheima
Hồng Nhung
Nhịp sống Việt