vĐồng tin tức tài chính 365

Tàu ngầm - bí ẩn cuộc chiến dưới đáy đại dương - Kỳ 6: Những con sói tử thần dưới đáy biển âm u

2021-10-25 16:33
Tàu ngầm - bí ẩn cuộc chiến dưới đáy đại dương - Kỳ 6: Những con sói tử thần dưới đáy biển âm u - Ảnh 1.

Hệ thống FC2G AIP trên tàu ngầm do Tập đoàn Naval Group (Pháp) thiết kế - Ảnh: Naval Group

Tên lửa siêu thanh Zircon có tầm bắn tối đa 1.000km, được thiết kế để trang bị cho tàu mặt nước và tàu ngầm. Đây là lần phóng thử nghiệm tên lửa Zircon thứ hai sau lần phóng đầu tiên từ tàu mặt nước.

Tàu ngầm loại mạnh nhất chứa kho vũ khí tên lửa có thể gieo rắc cái chết cho toàn châu lục.

Kênh truyền hình AL JAZEERA

"Tàng hình" càng lâu càng tốt

Tàu ngầm như những con sói biển thực thi nhiệm vụ thầm lặng nhưng bảo đảm sẵn sàng trả đũa khi cần thiết. Trò chơi mèo và chuột xảy ra hằng ngày dưới đáy đại dương âm u. Do đó, cuộc cạnh tranh khốc liệt về công nghệ tàu ngầm diễn ra liên tục. 

Các thiết kế mới, công nghệ mới và vũ khí mới tương tự như tên lửa siêu thanh Zircon đang định hình thế hệ tàu ngầm mới đang được sản xuất.

Mỹ định hướng công nghệ tàu ngầm đến năm 2035 phải bảo đảm 10 yếu tố gồm kiểm soát biển, trả đũa chính xác, bí mật triển khai các lực lượng trên bộ, phối hợp hỗ trợ hỏa lực, thu thập tin tình báo, chiến tranh chống tàu ngầm, chiến tranh chống tàu mặt nước, răn đe chiến lược, phòng thủ chống tên lửa, đặt mìn.

Trong chiến lược hải quân có hai yếu tố quan trọng nhất. Thứ nhất, để tránh trở thành con mồi bị săn đuổi, tàu ngầm phải học cách trở nên "tàng hình", hòa mình vào đại dương, không để bị phát hiện, kể cả đối với tàu ngầm đồng đội bằng cách bớt tạo âm thanh ồn ào dưới biển. 

Thứ hai, tàu ngầm phải biến vũ khí của bên yếu thế thành vũ khí của kẻ mạnh bằng cách làm chủ các tình huống phức tạp và rủi ro, tăng trọng tải, tăng hiệu suất và phát triển nguồn nhân lực phù hợp.

Các hạm đội tàu ngầm cũ thời Chiến tranh lạnh hiện nay đang dần được thay thế. Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân tuy cực kỳ đắt tiền nhưng lặn gần như vô thời hạn, có thể khử muối trong nước biển để làm nước uống và sản xuất oxy từ nước biển. 

Tàu ngầm với khoang chứa tên lửa có tầm hoạt động hầu như không giới hạn nên có thể đi đến bất kỳ nơi đâu trên thế giới.

Không chỉ động cơ đẩy hạt nhân được chú trọng, hiện nay các nước vẫn tiếp tục đóng tàu ngầm thông thường (diesel-điện). 

Trang web Học viện Hải quân Mỹ ghi nhận ở châu Âu, một số quốc gia thành viên NATO như Ý, Na Uy và Đức đang tập trung phát triển tàu ngầm tấn công diesel-điện mới Type 212 theo xu hướng "tàng hình" hơn. Ý đề ra chương trình Tàu ngầm tương lai gần (NFS) bắt đầu khởi động từ tháng 10-2021.

Tàu ngầm diesel-điện cần nổi lên sạc lại pin nhưng lúc này rất dễ bị phát hiện. Để tránh bị lộ, tàu ngầm đã khai thác công nghệ hệ thống đẩy sử dụng không khí độc lập (AIP) và pin lithium-ion (Li-ion), nhờ vậy có thể lặn lâu hơn. 

AIP được phát minh lần đầu ở Thụy Điển trong những năm 1990, đang được hải quân khoảng 20 quốc gia sử dụng trong phần lớn tàu ngầm diesel-điện. Với AIP, tàu ngầm diesel-điện vẫn có một số lợi thế so với tàu ngầm hạt nhân. 

Đặc biệt tàu ngầm lại rẻ tiền hơn nên các quốc gia không mấy giàu có rất ưa chuộng. Nói chung, tàu ngầm diesel-điện vẫn tiếp tục đảm trách nhiều nhiệm vụ linh hoạt.

Tính năng độc đáo quan trọng nhất của tàu ngầm là khả năng "tàng hình". Một tàu ngầm càng "tàng hình’ càng dễ lẩn trốn. Đây được xem là tính năng chết người vì tàu ngầm có thể tấn công hết sức bất ngờ. 

Nhiều tỉ USD đã được đầu tư vào lĩnh vực thủy âm nhằm làm giảm âm thanh phát ra từ động cơ tàu ngầm và thiết kế thân tàu tốt hơn để nước lướt qua thân tàu nhẹ nhàng hơn. Thân tàu ngầm được chế tạo bằng loại vật liệu có thể hấp thụ sóng sonar thay vì phản xạ lại sóng này.

Tàu ngầm - bí ẩn cuộc chiến dưới đáy đại dương - Kỳ 6: Những con sói tử thần dưới đáy biển âm u - Ảnh 3.

Khoảng trống GIUK nhằm giám sát tàu ngầm ra vào Đại Tây Dương - Ảnh: thedrive.com

"Vỏ quýt dày có móng tay nhọn"

Nếu công nghệ giúp tàu ngầm tàng hình ngày càng phát triển thì công nghệ chống tàu ngầm cũng chạy đua tìm kiếm phương pháp mới phát hiện tàu ngầm. Rốt cuộc tàu ngầm ngày càng khó ẩn mình an toàn tuyệt đối dưới lòng đại dương. 

Giờ đây các cảm biến dưới nước có thể phát hiện dấu vết âm thanh của tàu ngầm dễ dàng hơn. Máy bay hoặc trực thăng thả cảm biến trên khu vực nghi ngờ có tàu ngầm. Cảm biến ghi nhận cấu hình âm thanh của tàu ngầm rồi phản hồi cho máy bay. 

Ngoài cảm biến, các tàu mặt nước trang bị máy móc sonar mạnh hơn và nhạy hơn trước có thể chộp âm thanh nhỏ nhất phát ra từ tàu ngầm.

Một số quốc gia còn xây dựng hàng rào chuỗi cảm biến ở các tuyến đường tàu ngầm đối phương có thể đi qua. 

Trong Chiến tranh lạnh, Mỹ đã lắp đặt một hệ thống cực kỳ hiệu quả mang tên Hệ thống giám sát âm thanh (SOSUS) tại khu vực giữa Greenland - Iceland - Anh (khoảng trống GIUK) rộng 1.500km ở bắc Đại Tây Dương nhằm giám sát tàu ngầm ra vào Đại Tây Dương. 

Đây là con đường tiếp cận của tàu ngầm Nga xuất phát từ căn cứ ở bán đảo Kola vào Bắc Đại Tây Dương.

Hệ thống SOSUS có thể phát hiện tàu ngầm tốt nhất của Liên Xô vào thời điểm đó và cung cấp thông tin quan trọng về vị trí và hướng di chuyển của chúng. Đến nay Nga vẫn còn sử dụng tuyến đường này. 

Theo cơ quan tình báo Na Uy, năm 2019 tối thiểu 10 tàu ngầm Nga - trong đó có 8 tàu ngầm hạt nhân đã đi qua khoảng trống GIUK trong cuộc diễn tập hai tháng với quy mô lớn nhất của Nga từ sau Chiến tranh lạnh.

Hiện nay, Nga đã chi nhiều tỉ USD để hiện đại hóa hạm đội với thiết kế mới giúp tàu ngầm vốn đã tàng hình thì nay càng tàng hình hơn. Tàu ngầm mới lớp Borei chạy nhanh hơn, cơ động hơn, sử dụng hệ thống đẩy bơm phản lực mới thay thế chân vịt truyền thống nên chạy êm hơn. Tàu ngầm còn có thể mang tên lửa tốt hơn, chứa nhiều đầu đạn hơn với tầm bắn xa hơn.

Mỹ, Anh và Pháp đang tiếp tục thiết kế và chế tạo các lớp tàu ngầm tấn công có thể lặn sâu hơn để tránh bị phát hiện và chạy êm hơn, do đó tăng cường khả năng hoạt động lén hơn các thế hệ cũ. Nhiều thiết kế trong số này đã được áp dụng trong thực tiễn trong khi các thiết kế khác đã gần hoàn thành. 

Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang nghiên cứu các thiết kế tàu ngầm hạt nhân riêng nhằm kiểm soát vùng biển khu vực và đuổi kịp các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.

Dự báo thị trường xuất khẩu tàu ngầm

Hiện nay, Pháp, Đức và Nga là ba nước xuất khẩu tàu ngầm diesel-điện nhiều hơn hết. Nhóm thứ nhất gồm hai tập đoàn Naval Group (Pháp) và Howaldtswerke Deutsche Werft (Đức) xuất khẩu tàu ngầm cho hơn 20 nước.

Trong nhóm thứ hai, Nga đã xuất khẩu tàu ngầm diesel cho Trung Quốc, Iran, Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc đã ký hợp đồng cung ứng tàu ngầm với các nước như Pakistan, Thái Lan, Bangladesh. Hàn Quốc đã giao tàu ngầm tấn công đầu tiên do Daewoo chế tạo cho Indonesia từ năm 2016.

Theo báo cáo "Thị trường tàu ngầm thế giới năm 2021-2031" của Công ty phân tích thị trường Global Data (Anh), thị trường tàu ngầm thế giới sẽ tăng trưởng mạnh hơn 12% vào năm 2022, đạt giá trị 23,4 tỉ USD, sau đó giảm để đến năm 2031 đạt 31,9 tỉ USD. Tăng trưởng đạt bình quân 4,36%/năm và trong cả giai đoạn đạt 53,3%.

Tàu ngầm tấn công hạt nhân (SSN) sẽ chiếm 36,1% thị phần. 9 quốc gia đang thực hiện các dự án tàu ngầm SSN gồm Mỹ, Pháp, Anh, Nga, Ấn Độ, Iran, Pakistan, Brazil, Trung Quốc, trong đó Mỹ, Nga và Ấn Độ sẽ chiếm gần 87% thị trường. Theo báo cáo, những tiến bộ trong kỹ thuật tàu ngầm đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng.

**********

Hải quân Mỹ thành lập một biệt đội toàn tàu ngầm không người lái. Nga đang thử nghiệm loại tàu ngầm tương tự có tầm hoạt động đến 10.000km. Tương lai của tàu ngầm là đây!

>> Kỳ cuối: Đến thời tàu ngầm không người lái

Tàu ngầm - bí ẩn cuộc chiến dưới đáy đại dương - Kỳ 5: Đua nhau sở hữu tàu ngầm hạt nhânTàu ngầm - bí ẩn cuộc chiến dưới đáy đại dương - Kỳ 5: Đua nhau sở hữu tàu ngầm hạt nhân

TTO - Nửa thế kỷ sau tàu ngầm hạt nhân đầu tiên USS Nautilus là giai đoạn chạy đua cải tiến công nghệ trong thiết kế tàu ngầm và tác chiến chống tàu ngầm (ASW).

Xem thêm: mth.72412831242011202-u-ma-neib-yad-ioud-naht-ut-ios-noc-gnuhn-6-yk-gnoud-iad-yad-ioud-neihc-couc-na-ib-magn-uat/nv.ertiout

Comments:2 | Tags:No Tag

“Tàu ngầm - bí ẩn cuộc chiến dưới đáy đại dương - Kỳ 6: Những con sói tử thần dưới đáy biển âm u”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools